người dân thành phố, họ chắc chắn không tự rút tiền ra khỏi túi đến trồng
cây miễn phí cho Adeline.
Napoleon từng nói một câu: “Người lười mà thông minh là người có thể
trở thành thống soái”. Người “lười” ở đây là người không khoe khoang tài
năng, không bon chen, việc có thể nhường cho người khác làm được thì
không làm. Tận dụng hết sức mạnh của việc mượn sức người khác. Việc
làm này xét về mặt nào đó đã khuyên răn những người khao khát thành
công trong cuộc sống, họ cần giỏi về việc “mượn sức”. Người khác biết
làm đồng nghĩa với việc bản thân biết làm.
Vậy chúng ta cần làm những gì cụ thể để áp dụng tốt kế sách này?
Thứ nhất: Phải chủ động. Mượn không có nghĩa là dựa, mượn không thể
là ỷ lại chờ đợi. Mượn là đầu tư nhỏ, thậm chí không đầu tư, dùng kế sách
lấy ít thắng nhiều, trong không mà có.
Thứ hai: Mượn phải xây dựng trên sự phân tích kỹ lưỡng, phán đoán
chuẩn xác đường lối phát triển của sự vật.
Thứ ba: Dùng kế này cần phải hiểu rõ tâm lý của khách hàng, đón trước
tâm lý của khách hàng mà hành động, từ đó khơi dậy mong muốn mua
hàng của khách.
4.9. Mượn thế để kinh doanh
Lâm Kiến Trung sinh năm 1950 ở Quảng Đông, năm 1961 khi còn học
tiểu học đã theo bố di cư tới Hong Kong mưu sinh. Vì gia cảnh khó khăn
nên anh chỉ biết giúp việc trong xưởng túi da của cha mình. Khi đó anh mới
12 tuổi, phụ trách tiếp khách và nhận hóa đơn trong công xưởng. Khi công
việc nhàn rỗi, anh lại xem sách, học tập để nâng cao trình độ của mình.
Năm 1969, cha con họ Lâm bán công xưởng nhỏ ở Hong Kong, di cư cả
giá đình tới New York, Mĩ. Khi tới Mĩ, họ không có một chút vốn liếng
nào, phải sống nhờ ở nhà một người thân. Qua một thời gian tìm tòi, Lâm
Kiến Trung tìm được công việc tại một cửa hàng quần áo ở New York.
Lương tháng chỉ có 95 đô la. Ở nhờ mãi trong nhà người thân quả là bất