CÁC NHÀ KINH DOANH ĐẤU TRÍ NHƯ THẾ NÀO - Trang 219

Với hiểu biết và niềm tin như vậy, Lâm Kiến Trung lặng lẽ làm việc ở

nhà máy trang phục, quần áo và tìm hiểu, nắm bắt quy luật kinh doanh, tiêu
thụ. Năm 1972, anh dùng số tiền ít ỏi của mình dành dụm được (gồm cả
tiền anh làm thêm vào những ngày thứ bảy, chủ nhật) và một chút vốn vay
mượn của chị mình, thành lập một phân xưởng sản xuất quần áo nhỏ chỉ có
hơn 20 máy khâu. Nhờ kinh doanh có bài bản, công xưởng này phát triển
mở rộng nhanh chóng. Đến năm 1980, xưởng may quần áo của anh đã có
hơn 1.000 công nhân, sánh ngang với các công ty cùng ngành ở New York.

Lâm Kiến Trung sớm chú trọng tới chất lượng sản phẩm và tạo lập

thương hiệu. Anh biết rõ những người Do Thái là những cao thủ kinh
doanh, nên cùng với sự mở rộng về lượng nghiệp vụ, anh không tiếc tiền
thuê một lượng lớn người Do Thái làm tiếp thị cho sản phẩm của công ty
mình, ngoài ra còn mời một số nhà thiết kế thời trang nổi tiếng đến làm
việc cho mình. Kết quả, toàn bộ sản phẩm của công ty được đưa vào bán ở
những cửa hàng cao cấp và những công ty bách hóa lớn ở Mĩ. Đến năm
1980, kim ngạch kinh doanh của anh đã đạt 70.000.000 đô la Mĩ.

“Cách làm khéo” của Lâm Kiến Trung chủ yếu biểu hiện ở sách lược

chớp thời cơ và nhờ cậy thế. Chớp lấy cơ hội quan hệ Trung – Mĩ được cải
thiện và sự phát triển mậu dịch giữa hai nước, anh cho nhập một lượng lớn
tơ lụa và nguyên liệu dệt may từ Đại lục Trung Quốc đem về Mĩ gia công,
về sau lại đầu tư thành lập công xưởng gia công ở Trung Quốc Đại lục để
tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công giá rẻ và tiền thuê bất động
sản rẻ hơn ở Mĩ, sau đó đem thành phẩm đã được sản xuất ở Trung Quốc về
Mĩ tiêu thụ. Lợi nhuận thu được cao gấp nhiều lần các sản phẩm sản xuất
trên đất Mĩ. Nguồn vốn của anh cũng mau chóng tăng lên.

Cùng với sự tăng lên về nguồn vốn, Lâm Kiến Trung lại chớp cơ hội

thiếu lương thực nghiêm trọng ở Liên Xô vào năm 1989, tổ chức xuất khẩu
lương thực và bánh kẹo cho nước này, giúp giải quyết vấn đề cấp bách
trước mắt của Liên Xô, nhờ vậy anh được tổng thống Liên Xô lúc đó là
Goocbachop cấp giấy phép độc quyền tự do buôn bán. Nắm lấy cơ hội này,
Lâm Kiến Trung giành được nhiều thành công lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.