trào trong việc tiêu thụ sản phẩm. Rõ ràng là sản phẩm áo phông của xưởng
đã làm sợi dây nối hai bên lại với nhau, làm cho bộ phim “Khát vọng” trở
thành cây cầu quảng cáo thông tin cho sản phẩm.
Mượn danh làm nổi tiếng tăm là một nghệ thuật tiếp đãi, cũng là một
nghệ thuật quảng bá. Trong xã hội ngày nay, các loại sản phẩm vô cùng đa
dạng, việc giao dịch cũng rất đông đúc. Nếu không nghĩ ra cách để sản
phẩm có chất lượng cao của mình được đông đảo quần chúng biết đến, thì
sản phẩm của bạn sẽ bị che lấp bởi rất nhiều sản phẩm khác. Mỗi doanh
nghiệp và nhân viên trong quan hệ với công chúng đều phải nhận thức một
điều: Muốn khuếch trương thị trường không chỉ dựa vào chất lượng của sản
phẩm mà còn phải dựa vào sự tuyên truyền, phải có mối liên hệ với công
chúng, không thể “đi cầu độc mộc” được.
Vậy cụ thể chúng ta phải làm như thế nào để vận dụng kế “Mượn danh
làm nổi tiếng tăm”?
Thứ nhất: Cần có kế sách bán hàng, chất lượng phải được đảm bảo.
Mượn danh làm nổi tiếng tăm là một con đường tắt dẫn đến thành công, chỉ
có điều, muốn đi tốt con đường này, bản thân cần có một ưu thế. Ví dụ,
xưởng may quần áo trong câu chuyện này khi tiến hành bước thứ nhất, họ
đã có một chỗ đứng: sản phẩm áo phông của xưởng đạt được giả thưởng
trong nước, lại bán rất chạy ở trong và ngoài nước.
Thứ hai: Phải biết lượng sức, kế hoạch phải được hoạch định cẩn thận.
Cuối cùng, trong quá trình thực hiện phải chi một số chi phí, do đó cần phải
suy nghĩ kỹ khả năng có thể chi của bản thân. Đối với việc làm thế nào để
chi, chi phí ít mà vẫn tạo được hiệu quả tốt nhất thì trong kế hoạch cần phải
vạch rõ hơn nữa.
Thứ ba: Phải tuân thủ theo các quy định pháp luật, không được làm trái
các quy định, làm trái pháp luật, gây tổn hại đến nhân cách và danh dự của
người mình muốn mượn danh tiếng. Nếu không, không những “danh” của
người khác không mượn được mà ngay đến danh cảu bản thân cũng có thể
bị mất.