CÁC NHÀ KINH DOANH ĐẤU TRÍ NHƯ THẾ NÀO - Trang 239

Bản, Hong Kong và Mĩ. Sau đó, ông tích lũy tiền, lực lượng kỹ thuật và uy
tín, tự mở một xưởng dệt, dùng vải của chính mình sản xuất để gia công
quần áo. Cùng với sự phát triển của thực lực, Kim Vũ Xuân từng bước phát
triển nghiệp vụ công ty sang các ngành như công nghiệp nặng, bất động
sản, đóng thuyền, ô tô, điện tử, hóa học và tiền tệ cùng nhiều lĩnh vực khác.
Trong quá trình phát triển từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, Kim Vũ Xuân
từng bước lên tới đỉnh cao của sự nghiệp. Chỉ trong thời gian hơn 10 năm,
công ty Đại Vũ đã phát triển trở thành một trong 4 công ty hàng đầu tại
Hàn Quốc, doanh thu hàng năm lên đến 6 tỉ đô la Mĩ.

Bình luận

Điểm chủ yếu của kế “Mượn thang lên lầu” là làm phụ trợ cho các công

ty có thực lực mạnh. Đối với những người mới lập nghiệp, thực lực kinh tế
không vững thì đây quả là một cách làm giàu rất tốt. Dù sao thì bước trên
những bậc thang người đi trước đã dựng lên chắc chắn sẽ trèo lên đỉnh
nhanh hơn.

Theo lẽ thường, sản phẩm càng đòi hỏi kỹ thuật cao thì lợi ích kinh tế

của nó càng lớn. Có điều, dù các sản phẩm có kỹ thuật hiện đại tiên tiến
nhất cũng có một số phần phụ kiện, linh kiện kỹ thuật đòi hỏi thấp, như
giấy bọc, nilon, hộp đóng gói… các phần phụ kiện này do đòi hỏi kỹ thuật
không cao nên lợi nhuận rất ít, vì thế các xưởng lớn rất sẵn lòng giao chúng
lại cho các cá nhân hoặc xí nghiệp bên ngoài làm, nhằm giảm bớt vốn đầu
tư. Như vậy, các doanh nghiệp với lực lượng kỹ thuật không mạnh, vốn
không nhiều có thể từ từ phát triển.

Vậy chúng ta cần làm như thế nào để vận dụng tốt kế “Mượn thang lên

lầu”, thu được nhiều tiền?

Thứ nhất: Cần phải mở rộng nhãn giới.

1. Không nên cho rằng chỉ có các công xưởng mới có thể làm các công

việc gia công. Thực ra, các ngành đều có những việc không muốn làm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.