Việc gia công ít lãi, nghiệp vụ không nhiều nhưng tích tiểu thành đại,
thu nhập cũng rất khả quan.
2. Không nên cho rằng tất cả các công việc đều bị người khác giành làm
hết. Các xưởng mới, các doanh nghiệp mới hoặc ngay cả các xưởng
lâu năm, các doanh nghiệp lâu năm cũng không giao tất cả các việc
gia công cho một cơ sở làm.
Thứ hai: Thiết lập các mối quan hệ nghiệp vụ lâu dài. Đây là điểm mấu
chốt của kế “Mượn thang lên lầu” để làm giàu. Yếu tố được “mượn” chính
là các ngành nghề mang tính lâu dài của các công ty lớn. Chỉ cần công ty
lớn không bị phá sản, các công ty con cũng không phải lo không có cơm
ăn. Tất nhiên, để đạt được mục đích là một hợp đồng lâu dài thì cần phải
đảm bảo được chất lượng, giữa được chữ tín.
Thứ ba: Từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật. Mục đích của “Mượn
thang lên lầu” là để phát triển. Ngoài việc phát triển các hạng mục kinh
doanh còn cần phải từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật và đầu tư trang
thiết bị làm tiền đề cho các công việc đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Như thế
mới có thể có nhiều lợi nhuận, không ngừng phát triển.
4.17. Kế cho một lấy mười, thiệt trước lợi sau
“Thả con săn sắt, bắt con cá rô”, thương trường cũng như vậy, nếu không
biết đầu tư thì đừng bao giờ nghĩ đến chuyện thành công.
Gương thành công tiêu biểu
Niochiro sinh ra ở ngoại ô Tokyo, trong một gia đình nông dân nghèo.
Năm 20 tuổi, ông rời quê hương đến thành phố Tokyo làm nhân viên cho
một cửa hàng nhỏ, tiền lương mỗi tháng đổi sang tiền Việt chưa đến 400
nghìn. Phần lớn số tiền lương ít ỏi đó đều được gửi về nhà để nuôi các em
ăn học, do đó ông thường xuyên trong cảnh “không một xu dính túi”.
Để thay đổi cuộc sống nghèo khó của mình, ông muốn tự tay lập nghiệp.
Nhưng lấy đâu số tiền vốn ban đầu là điều làm cho ông lo nghĩ nhất. Ông
quyết định đi vay ngân hàng. Nhưng có ngân hàng nào muốn cho một