Vương Vĩnh Khánh là người Đài Loan, ông là một nhà kinh doanh rất
giỏi trong việc vận dụng phương pháp “thừa thế xông lên”, là người chủ
động thách thức với khó khăn, chấp nhận áp lực, cuối cùng đã tạo được
bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của mình.
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới lần thứ nhất vào năm 1973, sau
khi suy nghĩ tỉ mỉ, cặn kẽ, Vương Vĩnh Khánh có ý định bắt tay vào công
việc kinh doanh. Trước tiên sẽ đầu tư xây dựng nhà máy, đồng thời tìm hiểu
về nguồn nguyên liệu tại Mĩ rồi ngắm đúng cơ hội sẽ quay lại Đài Loan.
Khi đó, do nền kinh tế thế giới không được sáng sủa, chính phủ Mĩ muốn
thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài nên đã tranh thủ rất nhiều sự cỗ vũ
đầu tư từ bên ngoài. Cộng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà
nước Mĩ sẵn có như: dầu thô, điện lực và khí đốt, đây là một mặt khá mạnh
để đầu tư. Vương Vĩnh Khánh lúc này chỉ đứng ngoài quan sát những nhà
đầu tư khác, quyết định khi nào thuận lợi sẽ thừa thế xông lên, nên ông đã
đầu tư ra bên ngoài.
Năm 1978, sau khi mua lại một nhà máy công nghiệp hóa chất ở bang
Louis Anna, Vương Vĩnh Khánh lại quay ra tự mình xây dựng một nhà
máy ở bang Deck Sass. Như vậy, trong cùng một năm có thể sản xuất ra
được các nguyên liệu công nghiệp hóa chất như: 20 vạn tấn EDC, VCM
cùng 24 vạn tấn các loại RVC. Sau đó, ông tiếp tục đầu tư lớn ở Mĩ, mua
thêm mười nhà máy sản xuất nhựa cây RVC và chế tạo ra nguyên liệu hóa
học RVC. Tổng số tiền giao dịch lên tới 50 triệu đô la.
Năm 1978, Vương Vĩnh Khánh giành được hợp đồng xuất khẩu nhựa
cây RVC với Nhật Bản. Ông đã nắm lấy cơ hội này, sản phẩm của công ty
ông nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Không lâu sau, Đài Loan
phát triển mạnh và mở rộng chính sách đối ngoại, cho phép nhập khẩu loại
bột RVC. Vương Vĩnh Khánh nhân cơ hội này đã quay lại chiếm lĩnh thị
trường Đài Loan, đồng thời nhập từ nước ngoài vào Đài Loan những hàng
hóa cùng loại khác. Kết quả là công ty của ông đã thu được một khoản lợi
nhuận rất lớn.