nhốn nháo bàn luận: “Sẽ xảy ra chuyện là kỳ gì?” và không ai biết rõ được
chuyện này.
Đột nhiên, vào một đêm tối trời, vì người bảo vệ nhất thời trong coi lơ là,
có một kẻ lén lút đột nhập vào bên trong để ăn cắp những vật kỷ niệm mà
ông chế tạo, nhưng không may bị bắt ngay tại chỗ, chuyện đó lập tức bị
truyền đi khắp nơi, các đài phát thanh rồi báo chí cũng đăng tin rầm rộ, thổi
phòng tin đó lên, không lâu sau, cả nước Mĩ biết chuyện. Fairbaha hành
động một cách bí mật càng khiến mọi người tò mò. Khi Fairbaha cảm thấy
sự hiếu kỳ của mọi người lên đến đỉnh cao, ông bắt đầu tung ra kế hoạch
tiếp theo của mình. Trên mỗi chiếc hộp, ông lại viết một dòng chữ với câu
nói khá thương cảm: “Vị thần nữ xinh đẹp tuy không còn, nhưng tôi đã giữ
lại được một số kỷ vật của cô ấy. Tôi mãi mãi yêu cô ấy.”
Sau đó, Fairbaha mang bán những kỷ vật này ngay tại nơi đó. Những vật
nhỏ thì 1 đô la một chiếc, những vật loại trung thì khoảng từ hai đến năm
đô la một chiếc, những vật loại lớn thì giá 10 đô la trở lên một chiếc, còn
những vật như môi, vòng nguyệt quế, mắt và nhẫ của vị nữ thần này thì giá
15 đô la một chiếc. Do trước đây có sự đưa tin rầm rộ nên tất cả những vật
phẩm đó chẳng mấy chốc đã bán hết, không sót lại gì.
Cuối cùng, Fairbaha chẳng tốn sức lắm mà vẫn có thể giải quyết hết
đống phế liệu một cách nhẹ nhàng, thoải mái, ông không chỉ lấy được từ
chính quyền nơi đây 20.000 đô la Mĩ mà còn kiếm được 15.000 đô la Mĩ
nữa, tổng cộng số tiền mà ông kiếm được lên tới 35.000 đô la.
Bình luận
“Đồ phế liệu chưa hẳn đã là đồ bỏ đi, mà hơn thế nó còn có thể kiếm ra
tiền; bất kỳ đồ phế liệu nào cũng có giá trị sử dụng của nó”. Những thành
công của Fairbaha đã chứng minh điều này.
Phế phẩm là một quan niệm tương đối, xét theo góc độ này thì một loại
vật phẩm nào đó là phế phẩm, nhưng xét theo góc độ khác thì nó cũng có
thể là một vật có tác dụng; đối với người này thì vật phẩm đó là đồ bỏ đi,
nhưng đối với người khác thì nó vẫn còn giá trị sử dụng. Cho nên, trong