thực tế, không có vật gì là không đáng giá. Điều quan trọng là chúng ta sử
dụng cách nào để biến nó từ một phế phẩm trở thành vật có giá trị.
Trong cuộc sống hoặc trong môi trường xung quanh ta, những phế phẩm
có thể sử dụng được còn rất nhiều, chỉ cần chúng ta động não suy nghĩ,
đồng thời biết cách biến đổi chúng thì “phế phẩm” sẽ “từ quạ thành công”.
Một người nếu muốn thành công mà không có đầu óc sáng tạo thì không
thể đạt được mục đích của mình, tính sáng tạo được biểu hiện ở việc biết
tìm tòi các vấn đề, sau đó khéo léo giải quyết các vấn đề. Nhờ phế thải mà
Fairbaha có thể kiếm được hơn 35.000 đô la một cách dễ dàng, đó là vì ông
có một bộ óc đầy tính sáng tạo, kịp thời phát hiện cơ hội làm ăn mà người
khác không nhìn ra được. Ông đã khéo léo tái tạo lại những thứ mà người
khác cho là rác rưởi thành những vật kỷ niệm, từ đó đạt được mục đích
“biến quạ thành công”.
Điểm quan trọng là phương thức “biến quạ thành công” là thông qua
việc tích cực động não suy nghĩ, tìm cách để gia công lại phế phẩm thành
vật có giá trị mới, sau đó bán ra và thu về lợi nhuận.
Chúng ta cần làm như thế nào mới có thể “biến quạn thành công” ?
Thứ nhất: Cần phải mở rộng tầm nhìn. Nhìn nhận sự vật, sự việc từ
nhiều góc độ. Các công ty bị đóng cửa, hầm lò, mỏ dầu bỏ hoang đều là
những thứ không nên coi thường.
Thứ hai: Cần bồi dưỡng, phát huy tư duy sáng tạo cho bản thân. Đây là
điể quan trọng nhất. Một người muốn đào được vàng từ trong đống phế liệu
thì cần phải học được điều này. Fairbaha kiếm được nhiều tiền vì ông ta
biết biến cái cũ kỹ thành những vật mang giá trị mới. Nếu lúc đầu Fairbaha
chỉ đem bán những thứ như đồng, sắt vụn của bức tượng nữ thần cho những
cửa hàng thu mua đồ đồng nát thì ông cũng có thể kiếm được một khoản
tiền, nhưng không nhiều. Như vậy, việc tái tạo cái mới cần phải làm thế
nào? Điều này cần dựa vào sự quan sát và tích lũy hàng ngày. Chỉ cần hàng
ngày chịu khó suy nghĩ thì cách làm sẽ tự đến trong đầu mình. Như vậy, có