nhận hợp đồng mà lúc đó xem ra lỗ vốn này. Nhà sản xuất “Thần Châu”
chẳng cần đến 100 ngày đã chế tạo thành công ngọn đuốc thiêng cầm tay
ấy. Người ta coi đó như một phát minh lấp khoảng trống của Trung Quốc
và đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng, với “Thần
Châu”, mức độ nổi tiếng nhờ điều này còn cao hơn rất nhiều so với làm
quảng cáo. Họ đã trở thành điểm nóng được giới thông tấn chú ý.
“Thần Châu” không thỏa mãn với việc chỉ làm đối tượng thông tin cho
giới báo chí, họ tự mình tạo ra tin tức. Họ triển khai kế hoạch quảng cáo
trưng cầu làm câu đối cho “ngọn đuốc thiêng”. Trong lịch sử quảng cáo,
khó có hoạt động nào có được tầm ảnh hưởng rộng lớn như vậy: họ nhận
được 103 vạn bức thư dự thi, hơn 800 vạn câu đối. Nếu tính cả số người
quan tâm tới việc đó nhưng không viết câu đối dự thi thì số lượng còn gấp
3 lần con số 103 vạn. Nếu tính cả số người tuyên truyền cho nhau về sự
kiện đó thì số lượng còn lớn hơn nhiều. Đây là hành động có sự sáng tạo và
thu hút số lượng người chú ý lớn nhất trong các chiến dịch quảng cáo. Mấy
tháng sau, mọi phương tiện thông tin đại chúng trên toàn Trung Quốc đều
đưa tin, Tổng bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch
Dân tay giương cao ngọn đuốc thiêng Á vận hội hiệu “Thần Châu” đã đi
chặng đường hàng ngàn cây số, điều này được ít nhất là hơn nửa tỷ người
Trung Quốc biết đến. “Vạn Gia Lạc” lỡ mất thời cơ, hối hận không kịp.
Bình luận
“Một bước bất cẩn, cả bàn thất thế”, “Vạn Gia Lạc” mặc dù không thất
bại hoàn toàn trong cuộc cạnh tranh với “Thần Châu”, nhưng danh tiếng,
hình tượng đều bị đối thủ kéo xa khoảng cách, mặc dù trên thực tế, từ công
nghệ, chất lượng sản phẩm đến quảng cáo, “Vạn Gia Lạc”, đều không thua
“Thần Châu”. Nhưng vì sơ suất, họ đã trao “ngọn đuốc Á vận hội” vào tay
đối thủ, thêm vào đó, “Thần Châu” nắm được cơ hội này và tương kế tựu
kế, khiến cho “Thần Châu” chiến thắng “Vạn Gia Lạc”, chiếm lĩnh thị
trường.