trường, ông đưa ra kết luận như sau: Ở đây đều phát triển nghề chăn nuôi,
thuộc da nên ngành công nghiệp sản xuất da có thể kiếm được rất nhiều
tiền.
Ông đã lấy nguyên liệu ngay tại chỗ, dùng da để chế tạo các sản phẩm
như: Yên xe đpạ, túi xách tay, ba lô, cặp sách trẻ em, túi du lịch… Rất
nhanh chóng, những sản phẩm này đã chiếm lĩnh được thị trường. Chưa
đầy nửa năm, những món nợ của nhà máy đã được trả hết.
Thành công của nhà máy đã khiến cho những nhà máy nhỏ đang trong
vòng xoáy phá sản cảm thấy như có được tia sáng trong đường hầm, họ đua
nhau đến tham quan học tập. Vương Đông Hoa dự cảm những người này sẽ
trở thành đối thủ cạnh tranh của mình. Vậy là ông lại nghĩ đến “đổi”.
Không lâu sau, nhà máy này lại chuyển sang sản xuất các loại như giày da
bò, túi da, áo jacket da…Lúc này có rát nhiều công nhân đến hỏi ông:
“Những sản phẩm cũ đang được đem bán tại sao lại không sản xuất nữa?”.
Không lâu sau, câu hỏi này đã được thực tế trả lời, có rất nhiều nhà máy
sau khi đến xem sản phẩm của ông đã đua nhau sản xuất một lượng lớn các
mặt hàng tương tự, kết quả là, sau một thời gian ngắn, trên thị trường đã
xảy ra hiệ tượng hàng ế. Lúc này Vương Đông Hoa đã sớm chuyển đổi sản
xuất, sản phẩm của họ lại tìm được những khách hàng mới trên thị trường.
Nhà máy da được xây dựng tương đối thuận lợi, các sản phẩm mới bán
rất chạy, nhưng Vương Đông Hoa lại nghĩ đến vấn đề khác. Ông cho rằng,
việc tiêu thụ các sản phẩm được chế tạo từ da rất không ổn định, nếu chỉ
sản xuất một mặt hàng thì việc kinh doanh sẽ không vững chắc, nếu có thể
thực hiện chiến lược “một nghề làm chủ, cùng song song phát triển các
nghề khác”, thì khi một ngành nghề không khởi sắc, có thể mở rộng nghiệp
vụ khác, bổ sung vào những tổn thất đã mất. Vương Đông Hoa liền quyết
định làm một loại sản phẩm mới
Một hôm, trang áp phích: “Hội trao đổi vật tư La Mã thành phố A lần thứ
nhất” đã thu hút Vương Đông Hoa. Tuy tờ áp phích này và việc sản xuất
của ông không có liên quan gì với nhau nhưng đã khiến ông nghĩ đến