Tuy nhiên, khơi dậy tính hiếu kỳ của người tiêu dùng chỉ là một thủ thuật
bán hàng, mục đích cuối cùng của nó là tạo ấn tượng ban đầu mạnh mẽ cho
khách hàng.
Tại vùng Tiêm Sa của Hồng Kong, có một cửa hàng chuyên kinh doanh
băng dính nước. Họ vừa đưa ra một loại sản phẩm mới: “Băng dính nước
vạn năng cực mạnh”. Vì muốn sản phẩm được mọi người biết đến, chủ cửa
hàng đã dán ngay một đồng tiền có giá trị nghìn đồng lên tường và thông
báo: Ai có thể lấy được đồng tiền này xuống thì đồng tiền sẽ thuộc về
người đó. Lập tức, mọi người chen chúc thử lấy đồng tiền đó ra. Rất nhiều
người đã tốn không biết bao công sức mà vẫn chỉ công cốc. Vậy là tính
năng tuyệt vời của “băng dính nước vạn năng cực mạnh” đã được truyền đi
xa. Thương hiệu đó ngày càng được nhiều người biết đến, lợi nhuận thu về
cho cửa hàng ngày một tăng.
Bình luận
Chúng ta hãy lần lượt phân tích cách làm của hai người kể trên.
Người thứ nhất, ông chủ cửa hàng rượu đã lợi dụng tâm lý nghịch phản
để khơi dậy tính tò mò của khách hàng, đề rõ rằng không được nhìn trộm
thì mọi người lại càng muốn nhìn thấy tận mắt. Tâm lý nghịch phản là yếu
tố cơ bản để khơi dậy lòng hiếu kỳ. Những người kinh doanh bình thường
luôn tuyên truyền trực tiếp sản phẩm của mình nhưng ông chủ của cửa hàng
này lại làm điều ngược lại, giả vờ không để cho khách hàng biết sản phẩm
mà mình đang kinh doanh là sản phẩm gì, hành động này càng khiến cho
khách hàng tò mò, tìm cách khám phá. Kết quả là ông đã mời chào được rất
nhiều khách hàng, đạt được hiệu quả quảng cáo cao.
Cách làm của ông chủ cửa hàng thứ hai, thuật ngữ tâm lý học gọi là sử
dụng tính chất hiệu ứng. sản phẩm đã giành được hiệu ứng ưu tiên, rút ngắn
khoảng cách giữa những nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm. Ông
chủ cửa hàng này đã sử dụng phương pháp kích thích tính hiếu kỳ của mọi
người để cảm hóa đối tượng. Như vậy, một nhà kinh doanh nếu biết khéo