khả năng kinh doanh sẵn có của mình, ông đã làm cho việc kinh doanh của
cửa hàng mình ngày càng phát đạt. Chưa đầy ba tháng sau, ông đã có thể
trả hết được nợ. Một năm sau, thu nhập của ông đã lên tới hàng chục ngàn
Nhân dân tệ.
Đối với những người bình thường, khi cửa hàng đang trong thời gian
kinh doanh đặc biệt tốt thì không thể chuyển nhượng cho người khác.
Nhưng bước sang năm thứ hai, Châu Tử Bách đã chuyển nhượng cửa hàng.
Ông cảm thấy cửa hàng bán đồ lặt vặt không thể kiếm được nhiều tiên, và
điều này lại cách xa mục tiêu của ông. Vậy tiếp theo Châu Tử Bách định
làm gì?
Trong mấy năm kinh doanh, ông phát hiện, bán bút máy rất có lãi, nhưng
chủng loại sản phẩm trong nước còn quá ít, hơn nữa chất lượng cũng không
tốt, nên dự định mở một nhà máy sản xuất bút máy. Mở nhà máy đương
nhiên cần đến rất nhiều tiền vốn. Vậy là Châu Tử Bách tiếp tục vay mượn
tiền để xây dựng nhà máy. Sau gần một năm cố gắng, “nhà máy bút kim
tinh” chính thức đi vào sản xuất.
Giám đốc Châu Tử Bách cảm thấy rất tự tin vào tiền đồ của nhà máy
mình. Chất lượng bút máy do nhà máy của ông sản xuất thuộc hàng thượng
hạng so với các loại bút khác trong nước, con đường kinh doanh là hết sức
khả quan.
Tuy nhiên, thực tế không thuận lợi như những gì Châu Tử Bách nghĩ.
Chất lượng của “bút máy kim tinh” rất tốt nhưng vì không có danh tiếng,
thị trường tiêu thụ hạn chế nên rất khó để có thể phát triển được.
Cùng lúc, có bốn công ty lớn là: Thượng Hải Trung Hoa Thư Cục, Đại
Tân, nhà in sách Thương Vụ, Vĩnh An đều xuất khẩu sản phẩm ra nước
ngoài, nhà máy của Châu Tử Bách muốn mở rộng con đường tiêu thụ thì
phải cạnh tranh với bốn công ty lớn đó, đặc biệt là công ty Vĩnh An. Tôn
chỉ kinh doanh của công ty Vĩnh An là “Bách hóa toàn cầu”, để có được sự
tín nhiệm của người tiêu dùng, công ty này hết sức nghiêm ngặt trong việc