Khi làm khảo sát về mức độ ấn tượng của nhãn hàng dịch vụ hay
hàng hóa, có hai từ được sử dụng là “Gợi ý không trợ giúp” và “Gợi ý
có trợ giúp”. “Gợi ý không trợ giúp” là cách để đối phương trả lời mà
không đưa ra bất cứ gợi ý nào. Ví dụ như với câu hỏi “Nếu là phương
tiện giao thông, bạn nghĩ là gì”, thì câu trả lời sẽ là “Xe hơi”, hay “Máy
bay”. Còn “Gợi ý có trợ giúp” sẽ đưa ra một loạt gợi ý như “Bạn hãy
chọn trong những câu trả lời sau: xe hơi, xe đạp, tàu, máy bay...”
Như vậy, Người cha quen biết rộng cho rằng “Người thú vị” là
người mà nhà tổ chức “Nhớ đến trước tiên” khi họ tổ chức sự kiện.
Người cha quen biết rộng khi lên kế hoạch tổ chức sự kiện, họ sẽ
liên lạc với khách mời theo trình tự “Những người bật ra trong đầu”
trước, rồi sau đó là “Người có kết nối trên mạng xã hội”, “Người phải
xem danh thiếp mới nhớ được”...
Okashima Etsuko, nhà tư vấn kinh doanh và tìm kiếm nguồn nhân
lực trong “Học thuyết của người trưởng thành nhờ các mối quan hệ“
(Toyo Keizai Inc.) đã nói rằng quan trọng là phải “Gắn tag vào mình”.
Nghĩa là làm sao để đối phương nhớ đến bạn khi họ đề cập đến việc gì
đó chẳng hạn như “Nếu nói đến...thì phải nhắc đến anh...”. Bên cạnh
đó, một hậu bối sau khi tốt nghiệp đại học, vào làm tại nhà xuất bản,
sau đó chuyển việc đến công ty tôi đã kể rằng: Khi còn làm ở nhà xuất
bản, cậu ấy đã tổ chức các sự kiện cho các tác giả và các nhà trí thức.
Tuy nhiên, vì là sự kiện quy tụ những người bận rộn, nên không tránh
được có người đột ngột vắng mặt.
Vào những lúc như thế, nếu ai có thể giúp để sự kiện thành công
thì đối với người tổ chức là việc rất đáng trân trọng, và cậu ấy đã bắt
đầu chuẩn bị trong đầu khoảng hai đến ba người, để phòng trường
hợp có người nào đó vắng mặt.