CÁCH NGƯỜI NHẬT XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ - Trang 57

Người cha quen biết rộng sẽ không hẹn gặp lần sau với người họ

cảm thấy “À, người này hơi khác nhỉ”, hay “Chắc không hợp rồi”. Trái
lại, nếu được những người tôi cảm thấy “Nói chuyện với người này vui
nhỉ” hay “Lại muốn gặp tiếp lần sau quá” ngỏ lời mời, chắc chắn tôi sẽ
đi. Vì hẳn là được người mình thích muốn gặp lại, thì chắc là ai cũng
sẽ vui. Khi đó chắc câu chuyện sẽ hứng thú và khoảng cách giữa 2
người sẽ được rút ngắn đáng kể.

Điều quan trọng là bạn phải nhìn ra được không khí xung quanh

thế nào, chú ý không được để sự hào hứng của bản thân lấn át đối
phương. Nếu sự hào hứng chỉ từ phía bạn, mời gọi đối phương mà
không quan tâm xem họ thế nào, chẳng khác nào hành động làm
phiền người khác. Khi mời mà bạn cảm thấy họ không hào hứng, thì
đừng cố ép họ nhé. Điều quan trọng là bạn không nên chỉ suy nghĩ
cho bản thân, mà phải quan sát xem đối phương có hào hứng và sẵn
sàng cho cuộc gặp lần sau không.

Để tạo mối quan hệ thân thiết trong thời gian ngắn, bạn hãy thực

hiện theo kiểu “xem một lần”.

Sau khi gặp tại hội thảo hay trong buổi tiệc, bạn đưa họ về sân

nhà, và rồi muốn thân thiết hơn nữa thì phải làm sao đây?

Bạn hãy nhớ lại thời còn học thi ngày trước. Chắc hẳn bạn đã từng

cố gắng học rồi, nhưng do lâu không ôn lại nên quên mất, lúc đó lại
phải thốt lên rằng “làm lại lần nữa!”. Trước đây khi tôi luyện thi đại
học, trong môn sử có phần Thời đại nguyên thủy, dù đã học rồi nhưng
do lười không ôn nên chẳng nhớ chút gì. Chuyện học rồi quên và làm
lại từ đầu đó lặp đi lặp lại mấy lần, đến nỗi tôi nghĩ tại sao vẫn không
thoát được “Vòng lặp không giới hạn của Thời đại nguyên thủy ấy”.

Bên cạnh đó, khi nhớ lại,cách học của những người học giỏi lúc đó

là vừa ôn những cái đã học cho khỏi quên, vừa tiếp thu thêm những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.