có thể bạn sẽ giúp họ lấp chỗ trống nào đó.
Đương nhiên những sự kiện chính thức cần phải biết chính xác số
người tham dự thì bạn không thể đến sau khi đã báo “không tham
dự” được, nhưng với những buổi buffet mà số người tham dự có thể
dao động thì cách này thường hiệu quả.
Dù vậy, trường hợp bạn không thể tham dự mặc dù đã báo sẽ đến,
do người thân hay bản thân gặp chuyện đột xuất, thì tốt hơn bạn hãy
trả phí hủy tham dự để không làm người tổ chức thêm gánh nặng chi
phí nhé.
Nếu bạn không để ý và làm theo những điểm này, thì rất có thể bạn
sẽ không được mời dự những sự kiện thú vị sau đó.
Ba lưu ý ở trên đều có điểm chung là: đừng khiến nhà tổ chức phải
khó xử, vì họ đã sử dụng thời gian, tiền bạc và sức lực để tổ chức
những sự kiện như thế. Đừng lúc nào cũng suy nghĩ cho bản thân và
trả lời theo kiểu “Tôi chưa biết trước có bận việc không, để tôi trả lời
sau nhé”, “Tôikhông tham gia được rồi, để tôi nhắn tin từ chối trên
mạng vậy”, hay “Tôi có việc gấp, nên đành phải từ chối tham gia
rồi”... mà hãy đứng trên lập trường nhà tổ chức để chọn cách từ chối
khéo léo và không làm nhà tổ chức phải khó xử.
Sẽ không nghe xem anh có sắp xếp được hay không!
Các bạn có biết điểm khác nhau giữa người được và người không
được người khác mời không?
Người cha quen biết rộng chịu khó đi tham dự sự kiện nếu được
mời sẽ thường trả lời “Sẽ đến!” một cách vui vẻ và nhanh chóng. Ngay
cả khi công việc có chất như núi, họ cũng cố làm xong lúc 18:30 để có
thể ra khỏi công ty để tham dự sự kiện vào lúc 19:00.