CÁCH NGƯỜI NHẬT XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ - Trang 60

viện lý do “tôi đang bận việc”, mà hãy rời khỏi công ty và đến đó, vì
điều này sẽ giúp được cho công việc của bạn sau này”.

Thực tế khi không có việc gì quan trọng, người ấy có lẽ cũng chỉ

muốn nói với tôi rằng “này Kawashita, hãy làm cho nhanh rồi còn đi
uống”! Tuy nhiên, tôi rất biết ơn vì đã học được điều này, nhờ đó mà
tôi có thêm nhiều cuộc gặp gỡ và góp phần lớn vào việc thay đổi cuộc
đời tôi.

Cách từ chối

Tôi đã nói ở phần trên rằng bạn phải chịu khó đi gặp gỡ, nhưng

nếu bạn được mời mà không đến được, vì có hẹn trước, bị bệnh, bị
thương, hay có sự cố đột xuất như bão, tuyết lớn...thì phải ứng phó thế
nào? Người cha quen biết rộng sẽ cẩn thận làm theo ba cách sau:

Nếu từ chối thì nên thông báo sớm

Chắc hẳn có lúc bạn sẽ trả lời không rõ ràng rằng “Nếu đến được

sẽ đến”. Thật sự là trước đây tôi cũng thường hay trả lời như thế. Tuy
nhiên từ sau khi làm tổ chức sự kiện, tôi nhận ra rằng thật khó cho
nhà tổ chức để họ biết có bao nhiêu người sẽ tham gia, vì câu trả lời
đó không có nghĩa là “có đến” mà cũng không phải là “không đến”.
Nhà tổ chức phải chuẩn bị rất nhiều thứ như hội trường, hội phí, đến
thực đơn ăn uống, nên họ muốn biết chính xác số người sẽ tham dự.
Nếu bạn nói sẽ đến nhưng sát giờ lại báo không thể, thì họ phải lo lấp
chỗ trống của bạn trong khi đã đến sát giờ. Vì vậy, nếu thấy không thể
tham dự được, bạn đừng để nhà tổ chức hy vọng, hãy sớm báo cho họ
biết đó là giúp họ đấy.

Trường hợp bạn thấy có khả năng tham gia, thì ít nhất hãy cho họ

biết khi nào bạn sẽ có câu trả lời rõ ràng là “Yes” hay “No” nhé.

Đừng báo vắng công khai trên Internet

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.