Cộng nghĩ rằng một hầm trú ẩn sâu như thế sẽ giúp họ tránh
được hiểm hoạ của chiến tranh nguyên tử.
Trung tâm chỉ huy quân sự ngầm dưới đất được trang bị
bằng những dụng cụ truyền tin tối tân. Hệ thống này có thể
truyền lệnh cho các bộ tư lệnh trên toàn quốc trong trường hợp
khẩn cấp. Lâm Bưu giải thích cho Lâm Lập Quả và Chu Vũ Trì
biết bộ tư lệnh hỗn hợp của hai nhóm Đại Hạm Đội và Liên Hạm
Đội sẽ đặt tại trung tâm quân sự dưới hầm này, và sẽ đảm nhiệm
điều hành tất cả mọi kế hoạch và đưa ra những quyết định quan
trọng. Lâm Bưu sẽ là tổng tư lệnh, và được vợ và bốn tướng đàn
em là Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng và Khâu
Hộ Tác trợ giúp. Lâm Bưu sẽ là người quyết định giờ đảo chánh,
và đưa ra những nhượng bộ với Nga Sô, và sắp xếp nhân sự vào
những chức vụ lãnh đạo khi cuộc đảo chánh thành công.
Lâm Lập Quả chịu trách nhiệm về hành quân cùng với
Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Chu Vũ Trì và Giang Đằng
Giao. Các người này sẽ là phụ tá tư lệnh cho Lâm Lập Quả. Bộ tư
lệnh hành quân của Lâm Lập Quả có trách nhiệm thảo các kế
hoạch chi tiết trong công cuộc tấn công vào hầm trú ẩn tại Tháp
Bảo Sơn để hạ sát Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Lâm Bưu tiếp tục nói về quân số được bố trí vào cuộc đảo
chánh. Các đơn vị này được chia làm hai nhóm: Lực lượng chiến
lược khẩn cấp và lực lượng chiến thuật khẩn cấp. Lưc lượng
chiến lược sẽ gồm có ba sư đoàn, hai sư đoàn lấy ra từ quân đoàn
38, và một sư đoàn lấy ra từ quân đoàn 40.
Quân đoàn 38 hiện đang đóng tại Bảo Định, thuộc tỉnh Hồ
Bắc, và gồm phần lớn là nhưng quân nhân trung thành với Lâm
Bưu được thuyên chuyển từ Mãn Châu về trong thời kỳ Cách
mạng Văn hoá. Đây là một quân đoàn cơ giới, và được tổ chức
theo thể thức tứ-tứ chế, nghĩa là quân đoàn có 4 sư đoàn, mỗi sư
đoàn có 4 trung đoàn, mỗi trung đoàn có 4 tiểu đoàn, mỗi tiểu