kém gì Mao Trạch Đông trước kia.
Năm 1980 Đặng Tiểu Bình đưa nhóm tướng tá thân tín của
Lâm Bưu và Giang Thanh cùng với Tứ Nhân Bang ra toà án xét
xử. Tất cả đều bị trừng phạt nặng nề. Các tướng Hoàng Vĩnh
Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng và Khâu Hộ Tác mỗi người
bị 18 năm tù. Giang Thanh bị kết án tử hình, nhưng được tạm
hưởng án treo. Trương Xuân Kiều cũng bị án tử hình, còn
Vương Hồng Văn chung thân khổ sai và Diêu Văn Nguyên 18
năm tù. Năm 1992, Vương Hống Văn chết trong tù, ở tuổi 57.
Nhưng ít lâu sau Đặng Tiểu Bình giảm án cho các tướng
thuộc hạ của Lâm Bưu, vì họ là những người khác hẳn với Giang
Thanh, sẵn sàng cộng tác với chính quyền bằng cách khai tất cả
những điều họ làm. Trái lại Giang Thanh thì luôn luôn tỏ ra giận
dữ, mạt sát, chống đối và khinh miệt những người xử bà ta.
Một số đông người chẳng may vướng vào vụ Lâm Bưu cũng
chịu cảnh tai bay vạ gió. Lâm Đậu Đậu, con gái Lâm Bưu, được
tha nhưng bắt buộc phải thay đổi họ tên. Tuy đời sống của Lâm
Đậu Đậu vẫn được đầy đủ, nhưng tinh thần nàng không khỏi
mang thương tích. Khoảng một năm sau, trong lúc Lâm Đậu
Đậu đi nghỉ hè và đang tắm trong một con suối gần một cơ sở
quân sự, thì bỗng nhiên một viên đạn không biết từ đâu bắn tới,
trúng đầu nàng. Lâm Đậu Đậu chết ngay tại chỗ, và như thế gia
đình nhà họ Lâm chẳng còn ai được sống sót.
Những người con gái trước kia phục vụ cho Lâm Lập Quả
cũng bị bắt giam một thời gian. Về sau họ được trả tự do với điều
kiện phải cải đổi họ tên, và phải tuyên thệ không bao giờ được
tiết lộ những gì họ được chứng kiến trong vụ âm mưu đảo
chánh lật đổ Mao Trạch Đông của cha con Lâm Bưu trước đây.
Cuộc hạ sát Lâm Bưu của Mao Trạch Đông phản ảnh đích
thực những cuộc tranh giành quyền hành liên tục của giai cấp
lãnh đạo trong một chế độ cộng sản. Trong suốt cuộc đời, Mao