Trong hầu hết các trường hợp, rõ ràng sử dụng trọng âm là hình thức ngụy
biện bằng lời nói. Trong văn bản, sự nhấn mạnh thường thể hiện dưới dạng
in nghiêng và những người sử dụng trích dẫn lời người khác thường phải
ghi rõ nguồn. Tuy nhiên trong văn nói, các trọng âm thiếu chính đáng dễ
dàng xâm nhập hơn, đánh thức những ẩn ý thiếu chính đáng. Ngụy biện này
đi cùng những ẩn ý bổ sung được đưa ra bởi phép nhấn mạnh. Chúng
không hình thành phần nào trong phát biểu được chấp thuận kia và được
mang vào một cách lén lút mà không có công dụng hỗ trợ lập luận.
Ngụy biện trọng âm thường được sử dụng để biến một sự cấm đoán trở nên
thoải mái hơn. Bằng cách nhấn mạnh sự việc bị loại trừ, nó hàm ý rằng
những sự việc khác được chấp thuận.
Mẹ nói chúng ta không được ném đá vào cửa sổ.
Chúng ta dùng tảng kim loại này thì không sao cả.
(Và mẹ, người đã hứa sẽ không đụng tay đến chúng có thể sẽ phản ứng
bằng cách đá lũ trẻ.)
Trong rất nhiều câu chuyện cổ xưa, các anh hùng gan dạ chiến thắng bằng
cách sử dụng ngụy biện trọng âm để tìm ra kẽ hở trong những lời nguyền
hay huấn thị. Perseus biết rằng ai nhìn vào Medusa sẽ bị biến thành đá.
Ngay cả những kẻ hung ác cũng sử dụng ngụy biện này: Samson đã bị làm
mù mắt bởi vua xứ Philistines – người hứa rằng không đụng vào anh này.
Có thể bạn thường sử dụng ngụy biện trọng âm nhiều nhất với mục đích hạ
thấp đối thủ bằng cách thay đổi trọng âm lệch với dự định của người này
khi trích dẫn lời nói của họ. (“Ông ấy nói sẽ không bao giờ nói dối người
dân Mỹ. Bạn sẽ nhận ra tất cả những thứ còn lại ông ấy có thể làm.”)
Richelieu cần sáu dòng từ lời nói của người trung thực nhất để tìm ra thứ gì
đó có thể treo cổ anh này lên; với khả năng sử dụng ngụy biện trọng âm
khéo léo, bạn thường chỉ cần nửa dòng để làm việc đó.