Ngụy biện loại suy tồn tại đầy rẫy trong những diễn dịch lịch sử. Trong nỗ
lực kiến tạo ý nghĩa cho các sự kiện lịch sử, đủ các kiểu so sánh xuất hiện.
Tất cả các nền văn minh trong quá khứ đều tương đồng nhau ở điểm chúng
đã từng là một nền văn minh nhưng trước đó chúng không tồn tại. Ba thực
tế hoàn toàn cũ rích này khiến nhiều sử gia rơi vào một loại suy “vòng đời”.
Câu mô tả đơn giản “không tồn tại, tồn tại, không còn tồn tại” gợi ra so
sánh với những cơ thể sống. Trước khi chúng ta kịp bào chữa, chúng ta đã
bắt đầu bằng những nền văn minh “phát triển rực rỡ” và “nở hoa”, rồi sớm
rơi vào tình trạng “héo tàn và chết đi”.
Khi nền văn minh của chúng ta bắt đầu chín muồi, theo quy luật tự nhiên,
cũng như bất kỳ cơ thể hữu cơ nào, nó sẽ gửi đi những hạt giống để tái tạo
bản thân ở một nơi xa xôi khác.
(Đây là một lập luận của chủ nghĩa thực dân cần phải bị loại trừ ngay lập
tức.)
Thực tế là các nền văn minh không phải những bông hoa. Nếu bạn rơi vào
cái bẫy loại suy, bạn sẽ sớm làm cho các nền văn minh này lấy sức mạnh từ
đất và có thể còn phô trương sự ra hoa kết quả của chúng.
Trong cuốn sách Đối thoại về tôn giáo tự nhiên, David Hume đề cập đến
việc triết gia Cleanthes so sánh vũ trụ với một vật thể cấu tạo tinh tế như
chiếc đồng hồ. Và từ sự tồn tại của chiếc đồng hồ, chúng ta có thể suy ra
người làm đồng hồ, do đó, từ sự tồn tại của vũ trụ… Nhưng triết gia đầy
hoài nghi Philo đã bác bỏ lập luận này bằng cách nói rằng vũ trụ giống một
cái bắp cải hơn.
Ngụy biện loại suy có hiệu quả sắc bén khi dùng để đối phó với người sử
dụng phép loại suy trước. Dù ai dùng bất kỳ kiểu loại suy nào; tất cả những
gì bạn phải làm là nắm lấy một phép loại suy mà đối thủ kia sử dụng và tiếp
tục phát triển nó theo hướng có lợi cho lập luận của bạn. Nếu bạn may mắn,