Nếu có hai nhóm người đang tranh luận với nhau, một nhóm cho rằng
2+2=4 và nhóm kia tuyên bố rằng 2+2=6, chắc chắn rằng một người Anh
sẽ đi vào cuộc và dàn xếp 2+2=5 kèm theo sự lên án rằng cả hai nhóm đều
quá cực đoan. Người này đúng khi mô tả hai nhóm người này là những kẻ
cực đoan nhưng không đúng khi cho rằng điều này sẽ chứng minh họ sai.
Tôi đã thử, trong nhiệm kỳ của mình, đi theo hướng trung gian giữa một
bên là sự thiên vị và một bên là sự chí công vô tư.
(Ông này có thể thêm vào: giữa sự thật và cái sai, giữa thói hư tật xấu và
đức hạnh, giữa ngủ và thức, giữa có lý và phi lý.)
Ở những quốc gia, cũng như trong những tình huống khi trả giá phổ biến
hơn những giao dịch cố định giá, mọi người thường thao túng các cực khác
nhau để tạo ra ảnh hưởng đến suy nghĩ trung bình “công bằng”. Quá trình
chính xác tương tự cũng được sử dụng trong cuộc sống cộng đồng, bằng
cách bảo vệ một luận điểm quá khích để lôi kéo sự dàn xếp cuối cùng gần
hơn với cái bạn mong muốn.
Chỉ có ở Anh người ta mới viết sách với tựa đề như Con đường chính giữa
nâng tầm Ngụy biện ôn hòa lên thành một kim chỉ nam cho chính sách
công. Đảng Tự Do từng tạo ra một thời kỳ huy hoàng với ngụy biện này
bằng cách thường chọn một vị trí ở giữa hai đảng chính và theo nghi thức
chung kết án hai đảng kia theo trường phái cực đoan. Hai đảng chính kia
đáp trả bằng cách tự bản thân họ cố gắng giành được “cái nhìn trung gian”.
Điều này dẫn đến những người theo Đảng Tự Do trở thành những kẻ cực
đoan để thu hút sự chú ý. Ở Anh, Đảng Lao Động mới được xây dựng dựa
trên cái nhìn ôn hòa. Họ gọi đó là Con Đường Thứ Ba.
Một bên thì đại diện cho tư bản chủ nghĩa; bên kia lại đứng về phía xã hội
chủ nghĩa. Thay vào đó, chúng tôi đề xuất một chính sách cộng tác để thay
thế những quan điểm chính trị cũ vốn rất mâu thuẫn và đầy tính cực đoan.