Đổ lỗi kiểu Thatcher
Khi chiếc mũ tròn đen lần đầu tiên xuất hiện, nó được gọi là mũ quả dưa.
Người ta gọi nó như thế vì nó giống hình cái tô và vì nó được làm ra bởi
anh em nhà Bowler. Thuật ngữ “Đổ lỗi kiểu Thatcher” có thể cũng xuất
phát tương tự vì hai lý do: nó thường được sử dụng chống lại chính bản
thân Thatcher, và nó bao quát tất cả mọi trường hợp cũng như cách
Thatcher bao quát mọi chuyện.
Trong những năm đầu tiên tại nhiệm, Quý bà Thatcher bị đổ lỗi vì tình
trạng nghèo khổ và thất nghiệp ở Anh. Tiếp đó, người ta lại đổ lỗi cho văn
hóa trơ trẽn khi lớp người trẻ đầy hoài bão phô trương cái giàu mới của
mình. Thatcher có vẻ như trong cả hai trường hợp đều sai.
Ngụy biện Đổ lỗi kiểu Thatcher bị phạm phải khi hành động đổ lỗi xảy ra
bất chấp kết quả theo sau là gì. Trong ngụy biện này, các bằng chứng không
còn giá trị liên quan nữa, vì sự kiện quyết đổ lỗi đã đi trước các kết quả của
hành động. Thực ra, điểm chính trong “đổ lỗi kiểu Thatcher” là nó bao quát
tất cả những kết quả có thể tưởng tượng được.
Nếu một chính sách được công bố ở Scotland trước khi nó được áp dụng tại
Anh, lời buộc tội ở đây là: người Scotland bị xem như những con chuột thí
nghiệm bị đẩy vào rủi ro chỉ để thử nghiệm chính sách đó. Mặt khác, nếu
chính sách đó được công bố ở Anh trước, sau đó mới mở rộng sang
Scotland, lời buộc tội sẽ là người Scotland lại một lần nữa bị bỏ ngoài cuộc.
Cuối cùng, nếu chính sách đó được công bố cùng lúc tại Anh và Scotland,
hành động này sẽ được xem là bằng chứng cho thấy những nhà làm luật
không coi trọng đến những khác biết thiết yếu giữa Anh và Scotland. Sấp
bạn thua, ngửa bạn cũng thua và nếu đồng tiền đứng thẳng bạn cũng thua.