Trung tố phân bổ lệch
Một ví dụ kinh điển trong ngụy biện mà học sinh nào cũng biết là lập luận
rằng vì tất cả ngựa đều có bốn chân, và vì chó cũng có bốn chân, do đó tất
cả ngựa cũng là chó. Đây chính là phiên bản đơn giản nhất của ngụy biện
nổi tiếng về trung tố phân bổ lệch. Thực tế cả ngựa và chó đều có bốn chân,
nhưng không loài nào bao quát toàn bộ nhóm động vật bốn chân cả. Điều
này tạo ra cơ hội cho chó và ngựa khác nhau, và khác so với những động
vật khác, những loài nằm trong nhóm bốn chân nhưng có thể không trùng
với hai loài kia.
“Trung tố”, cái được loại bỏ một cách cẩu thả để khiến nó được phân bổ
đều, là từ xuất hiện trong hai dòng đầu tiên trong một tam đoạn luận nhưng
không xuất hiện trong kết luận. Tam đoạn luận kinh điển đòi hỏi trung tố
phải bao quát ít nhất một lần tổng thể nhóm sự việc của nó. Nếu không, nó
không phân bổ đều.
Tất cả đàn ông đều là động vật có vú. Vài động vật có vú là những con thỏ,
do đó, vài người đàn ông là những con thỏ.
(Dù rằng hai câu đầu đúng, cụm từ “động vật có vú” chưa từng có ý nhắc
đến tất cả động vật có vú. Từ trung gian ở đây do đó phân bổ lệch và suy
luận này không có căn cứ.)
Suy nghĩ hợp lý thông thường sẽ có thể chỉ ra tại sao trung tố phân bổ lệch
mang tính ngụy biện. Tam đoạn luận tiêu chuẩn (syllogism) phát huy hiệu
quả bằng cách nối một sự việc đến một cái khác bằng quan hệ mà chúng
cùng có với cái thứ ba. Chỉ khi ít nhất một trong những quan hệ đó áp dụng
cho toàn bộ cái thứ ba mà chúng ta biết thì mới có thể chắc chắn về quan hệ
được.