Joseph Stalin là bậc thầy sử dụng kỹ thuật đe dọa. Thực tế, ông đã gây
dựng khả năng ngụy biện đe dọa của mình đến mức tên tuổi của ông trở
nên bất tử trong câu nói của Krushchev khi tóm lược uy quyền của nó:
“Khi Stalin nói ‘nhảy!’, người thông minh phải biết nhảy.” Bản thân Stalin
có vẻ như giữ quan niệm rằng người nào không có sức mạnh đe dọa thì
không thể tham gia vào các vấn đề quốc tế. Câu hỏi nổi tiếng của Stalin,
“Đức Giáo Hoàng có bao nhiêu phân khu?” là câu đáp trả cho đề xuất Đức
Giáo Hoàng nên tham dự một hội nghị quốc tế. Kẻ thù của Stalin có thể
thường xuyên nhận ra rằng lập luận không phải là cách đối phó hiệu quả
với ngụy biện đe dọa.
Các đảng phái chính trị thành lập dựa trên cái nhìn lý tưởng hóa về bản chất
con người thường cáo buộc đối thủ của mình với tội danh quá thường
xuyên sử dụng chính sách ngoại giao đe dọa. Ngài William Browne đã viết
một bài thơ trào phúng sắc nét về chủ đề này:
Đức vua gửi đến Oxford một đội mã binh,
Vì Đảng Bảo thủ chẳng có lý lẽ gì ngoài vũ lực.
Cũng như vậy ngài gửi đến Cambridge những quyển sách,
Vì Đảng Whigs (tiền thân của Đảng Tự do-ND) không dùng vũ lực mà chỉ
nghe theo lý lẽ.
(Ngày nay rất khó để quyết định xem liệu tìm một người theo Đảng Bảo
thủ ở Oxford khó hơn hay tìm một người có học thức ở Cambridge khó
hơn.)
Bạn có thể dùng kỹ thuật đe dọa khi bạn có thể sử dụng vũ lực và không
phải gánh chịu những hậu quả khi sử dụng nó. Pháp luật tồn tại để ngăn
chặn việc các cuộc tranh luận luôn kết thúc với chiến thắng của kẻ mạnh
hơn, và phải tranh cãi rất nhiều mới quyết định được ai là kẻ mạnh. Nhưng
thông điệp đe dọa của bạn không nhất thiết phải dùng đến vũ lực để đạt