hạn mình trong sự thật hay sự dối trá, người ta có thể đôi khi thành thật, đôi
khi lừa dối. Họ có thể đưa ra một tuyên bố chứa đựng cả yếu tố sự thật và
dối trá. Song đề được xem là giả dối khi sự lựa chọn, cái được gọi là “phân
tách”, không phải là lựa chọn toàn diện. Cách thứ ba để đối phó với song đề
là cự tuyệt nó. Đây là một kỹ thuật tao nhã đòi hỏi phải bịa ra một con thú
hung tợn tương đương với cùng các yếu tố nguyên bản ban đầu nhưng
chuyển tải theo hướng đối đầu trực diện với nguyên bản kia. Trong ví dụ
phía trên, chàng trai trẻ sẽ trả lời:
Con sẽ theo nghiệp đó, mẹ à. Vì nếu con nói dối, mọi người sẽ yêu mến
con; và nếu con nói thật, các vị thần sẽ yêu mến con. Vì con phải nói thật
hay nói dối, con sẽ được hoặc là mọi người hoặc là các vị thần yêu mến.
(Lập luận này quá đẹp mắt khi bạn thấy ai đó dùng nó trong tranh luận,
chắc chắn người nghe sẽ vỗ tay tán thưởng.)
Protagoras, một triết gia Hy Lạp, đã xử lý trường hợp không có tiền đóng
học phí của một học trò nghèo bằng cách chấp thuận cho anh này không
phải đóng tiền cho đến khi anh ta giành thắng lợi trong vụ kiện đầu tiên.
Thời gian trôi qua, không có dấu hiệu gì cho thấy người thanh niên kia sẽ
tham gia các vụ kiện, Protagoras kiện anh ta. Lời cáo buộc rất đơn giản:
Nếu tòa tuyên bố tôi thắng nghĩa là anh ta phải trả tiền tôi. Nếu tòa tuyên
bố anh ta thắng thì anh ta đã thắng vụ kiện đầu tiên, do đó anh ta cũng phải
trả tiền cho tôi. Vì tòa sẽ tuyên bố tôi hoặc anh ta thắng, anh ta chắc chắn
phải trả tiền cho tôi.
Tuy nhiên, chàng thanh niên đó là một sinh viên xuất sắc và anh này đưa ra
lý lẽ sau:
Ngược lại thì đúng hơn. Nếu toà tuyên bố tôi thắng có nghĩa là tôi không
phải trả tiền. Nếu tòa tuyên bố Protagoras thắng có nghĩa là tôi chưa thắng