những thăng trầm thay đổi bản năng khác có thể cũng không là kết quả của
sự chuyển hóa này hay không, lấy thí dụ, liệu nó có thể không gây nên một
sự phân giải những bản năng khác loại vốn chúng đã được hỗn hợp với nhau
hay không [18].
Mặc dù là một ngoài đề với mục tiêu của chúng ta, chúng ta không thể tránh,
không dành một lúc chú ý lâu hơn đến những đồng hóa nhân cách với đối
tượng của Ego. Nếu chúng nắm được sự kiểm soát và trở thành quá nhiều,
mạnh mẽ quá đáng, và không tương thích với nhau, không lâu sẽ xảy ra một
hậu quả về bệnh lý. Nó có thể đi đến một sự gián đoạn của Ego trong hệ quả
của những đồng hóa nhân cách khác nhau trở thành bị cắt đứt khỏi lẫn nhau
vì những kháng cự, có lẽ bí mật của những trường hợp của những gì được
miêu tả là “đa nhân cách” [19] là những đồng hóa nhân cách khác nhau lần
lượt tiếp phiên nhau chiếm giữ ý thức. Ngay cả khi sự việc không đi xa đến
như thế này, vẫn còn lại câu hỏi về những xung đột giữa những đồng hóa
nhân cách khác nhau, trong đó Ego đí đến thành phân mảnh, những xung đột
vốn sau cùng tất cả, đã không thể được mô tả như hoàn toàn thuộc về mặt
bệnh lý.
Cấu trúc (thêm superego)
Nhưng dù cho khả năng về sau của nhân vật cự lại những ảnh hưởng của sự
dồn-năng-lực-vào-đối tượng bị từ bỏ, có thể thành ra là bất cứ gì đi nữa,
những tác dụng của những đồng hóa nhân cách đầu tiên được thực hiện
trong thời thơ ấu sớm nhất sẽ là tổng quát và lâu dài. Điều này dẫn chúng ta
trở lại nguồn gốc của Ego-lý tưởng; vì đằng sau nó có nằm chôn dấu một
đồng hóa nhân cách đầu tiên và quan trọng nhất của một cá nhân, sự đồng
hóa nhân cách của người ấy với người cha trong thời tiền sử cá nhân riêng
của người ấy [20]. Điều này là rõ ràng không phải trong trường hợp hệ quả
hoặc thành quả đầu tiên của sự dồn-năng-lực-vào-đối tượng, nó là một sự
đồng hóa nhân cách trực tiếp và ngay lập tức, và diễn ra sớm hơn bất kỳ sự