hóa nhân cách với cha sẽ giữ lại sự gắn bó với đối tượng với người mẹ vốn
thuộc về mặc cảm tích cực, và sẽ đồng thời thay thế sự gắn bó với đối tượng
với người cha vốn thuộc mặc cảm đảo ngược; và cũng đúng giống như thế,
mutatis mutandis, với sự đồng hóa nhân cách với mẹ. Cường độ tương đối
của hai sự đồng hóa nhân cách trong bất kỳ cá nhân nào sẽ phản ánh ưu thế
trong cá nhân ấy với một trong hai khuynh hướng tình dục.
Kết quả tổng quát mở rộng của giai đoạn tính dục bị mặc cảm Oedipus chế
ngự; do đó có thể được nhìn nhận là sự hình thành của một kết đọng trong
Ego, bao gồm hai đồng hóa nhân cách này hợp nhất với nhau trong một cách
nào đó. Sự sửa đổi này của Ego giữ lại vị trí đặc biệt của nó, nó đối mặt với
những nội dung kia của Ego, như một Ego-lý tưởng, hay Superego.
Iceberg analogy
Tuy nhiên, Superego không chỉ đơn thuần là một dư lượng của những lựa
chọn-đối tượng sớm nhất trước đây của Id; nó cũng đại diện cho một sự hình
thành-phản ứng sung sức chống lại những lựa chọn đó. Quan hệ của nó với
Ego thì không bị kiệt quệ bởi giới răn: “Ngươi phải nên là như thế này
(giống như cha ngươi). Nó cũng bao gồm cấm kỵ: “Ngươi không được phép
là như thế này (giống như cha ngươi) - có nghĩa là, ngươi không được phép
làm tất cả những gì ông ấy làm: có những điều nào đó là đặc quyền của ông
ta”, khía cạnh hai mặt này của Ego-lý tưởng xuất phát từ thực tế là Ego-lý
tưởng có công tác là phải trấn áp mặc cảm Oedipus, đúng vậy, chính là do
biến cố mang tính cách mạng đó mà nó có được sự hiện hữu của nó. Rõ ràng
là sự trấn áp mặc cảm Oedipus đã không là nhiệm vụ dễ dàng. Cha mẹ của
đứa trẻ, và đặc biệt là cha của nó, đã được coi là trở ngại trong sự thực hiện
những mong muốn Oedipus của nó; thế nên Ego trẻ thơ của nó tự củng cố để
thực hiện sự trấn áp bằng cách dựng đúng chướng ngại này bên trong chính
nó. Nó đã vay mượn sức mạnh để làm điều này, nói như thế có nghĩa, từ
người cha, và món vay này đã là một hành động quan trọng cực kỳ lớn lao.