có sức mạnh để ràng buộc toàn bộ của tính hủy hoại vốn đã được kết hợp
với nó, và tính này được phóng thích trong hình thức của một khuynh hướng
gây hấn hung hãn và hủy hoại. Sự phân giải này sẽ là nguồn gốc của những
đặc tính tổng quát của sự khắc nghiệt và tàn bạo được trưng bày bởi lý
tưởng – “Nhà ngươi sẽ phải” [11] độc tài của nó.
Dành một chốc lát, chúng ta hãy cùng xem xét chứng ám ảnh loạn thần kinh
một lần nữa. Ở đây, tình trạng của sự việc thì khác biệt. Sự phân giải của yêu
thương vào trong sự gây hấn đã không là do tác dụng bởi những công việc
của Ego, nhưng là kết quả của một sự thoái bộ vốn nó đã xảy ra trong Id.
Nhưng tiến trình này đã mở rộng vượt ra ngoài Id vào trong Superego, mà
bây giờ nó tăng cường tính nghiêm khắc của nó đối với Ego vô tội. Tuy
nhiên, có vẻ như trong trường hợp này, không ít hơn như trong chứng thần
kinh u uất, Ego, sau khi đã dành kiểm soát được libido - ham muốn tình dục
- bằng phương tiện của sự đồng hóa nhân cách, Superego, qua những cơ chế
hữu hiệu của sự gây hấn hung hãn vốn đã trộn lẫn với libido, đã trừng phạt
Ego vì làm như vậy.
Những ý tưởng của chúng ta về Ego đang bắt đầu thành rõ ràng, và những
quan hệ khác loại của nó đang chiếm được sự phân biệt đậm nét. Bây giờ,
chúng ta thấy Ego trong mạnh mẽ của nó và yếu đuối của nó. Nó được giao
phó cho những chức năng quan trọng. Nhờ vào sự liên hệ của nó với hệ
thống nhận thức, nó mang lại cho tiến trình não thức một mệnh lệnh kịp thời
và giao trình chúng cho “thử nghiệm-thực tại” [12]. Bằng cách chen-vào-
giữa những tiến trình suy nghĩ, nó bảo đảm một sự tạm hoãn của động cơ
những sự tháo xả và kiểm soát sự tiếp cận với tính chuyển động [13]. Quyền
lực thứ hai này, để chắc chắn, là một câu hỏi nhiều về phần hình thức hơn
thực tế; trong vấn đề hành động vị trí của của Ego như một quốc vương
trong nhà nước lập hiến, với không phê chuẩn của ông không luật nào được
ban hành, nhưng là người sẽ chần chừ lâu trước khi áp đặt quyền phủ quyết
của mình trên bất kỳ biện pháp nào được Nghị viện đưa ra. Tất cả những