Chính là Persepolis; xem phần trước.
Curtius (10.1.22-38) kể một câu chuyện khác. Theo sử gia này, Orxines vô
tội và cái chết của ông là do Alexander nghe theo lời sàm tấu của hoạn
quan Bagoas, kẻ đã nhận hối lộ của các nguyên cáo để đưa ra chứng cứ sai
lầm. E. Badian (CQ 1985, từ tr.147) cho rằng dị bản này có phần chuẩn xác
hơn.
Tuy nhiên, quân Macedonia lại lấy làm tức giận trước lối sống ngày càng
theo lối phương Đông của Peucestas (xem Quyển bảy).
Xem Curtius 10.1.17-19 và Plutarch, Alexander 68.1. Trong số những kế
hoạch (Hypomnemata) còn lại sau cái chết của Alexander có một cuộc viễn
chinh tấn công Carthage, Bắc Phi, Tây Ban Nha, và bờ biển nước Ý tới
Sicily (Diodorus 18.4.4). Tranh luận về tính xác thực của những kế hoạch
này, xem E. Badian, Harvard Studies in Classical Philology 1968, từ tr.183.
Châu Á, ở đây thường bao gồm cả châu Phi.
Một câu chuyện tương tự về Calanus cũng được Plutarch nhắc đến
(Alexander 65.6).
Diogenes là một triết gia Khắc kỷ nổi tiếng, người dành phần lớn cuộc đời
mình để sống tha hương ở Athens. Mặc dù ông có thể đã gặp Alexander tại
Corinth vào năm 336, giai thoại này, cũng giống như các giai thoại khác
trong đó triết gia luôn khôn ngoan hơn hoàng đế, có thể là hư cấu. Trong
trước tác của Plutarch (Alexander 14) và những sử gia khác – không ít hơn
22 lần nhắc tới câu nhận xét của Alexander: “Nếu ta không phải là
Alexander, ta muốn là Diogenes.”
Arrian dường như đã dựa vào ghi chép của Aristobulus đã được Strabo
(15.1.61) đưa ra.
Strabo (15.1.63-5) giữ được một phiên bản đầy đủ hơn về ghi chép của
Onesicritus, người đã được cử tới thăm các triết gia Ấn Độ. Các học thuyết
của họ là “học thuyết theo trường phái triết học Khắc kỷ”. (T. S. Brown,
Onesicritus 45).
Plutarch (Alexander 65.5-6) nói rằng tên của triết gia này là Sphines, nhưng
những người Hy Lạp khác gọi ông là Calanus bởi ông sử dụng lời chào là
“Cale” theo tiếng Ấn Độ thay vì từ “Chaire” theo tiếng Hy Lạp.