ngưỡng một nhân vật ưu tú của quê hương. (Xin xem ảnh ngôi cổ mộ ở
phần Danh nhân)
3. LĂNG ÔNG NGUYỄN VĂN TỒN
Tại làng Thiện Mỹ, chợ Trà Ôn, có lăng ông Điều bát Nguyễn Văn
Tồn, hoặc gọi là lăng ông Thống Chế Duồng. Nhưng nhiều người không
biết rõ, lại gọi là lăng ông Hoàng Chàm hay Hoàng Chà.
Gọi là lăng ông Hoàng Chàm hay Hoàng Chà thì rất sai lầm. Ấy là mộ
ông Nguyễn Văn Tồn. Vì ông vốn là người Việt gốc Miên, nên có tên riêng
là Duồng. Khi chúa Nguyễn Ánh bôn tẩu trong Nam, ông theo giúp, ra sức
chống Tây Sơn, phủ dụ đồng bào Miên hỗ trợ, chúa Nguyễn cảm khích
phong ông làm chức Điều bát, nên dân gian thường gọi là ông Điều bát. Sự
linh thiêng của ông khi đã về thần, đồng bào Trà Ôn đều khiếp phục, truyền
tụng công đức.
Vì Trà Ôn tuy thuộc tỉnh Vĩnh Bình ngày nay, nhưng xưa vẫn là một
quận của tỉnh Cần Thơ, nên tiểu sử ông chúng tôi đã ghi chép ở phần Danh
nhân tỉnh nhà, và nơi đoạn sau trong phần thứ ba nầy, chúng tôi có ghi lại
huyền sử « Oai linh ông Điều bát ».
4. MỘ CỤ PHAN VĂN TRỊ
Mộ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa đã được trùng tu đẹp đẽ bao nhiêu, thì
ngôi mộ cụ Cử Phan Văn Trị
tại chợ Phong Điền lại não nùng bấy nhiêu.
Mộ đất đã lài, thiếu người hương khói !
Khoảng năm 1942, ông Kiều Thanh Quế có đến Phong Điền viếng mộ
cụ, chua xót thổ lộ trong bài « Ngôi mả hoang » đăng trên tuần báo « Tri tân
». Sau đó ông Hội trưởng hội Khuyến học Cần Thơ là bác sĩ Lê Văn Ngôn
cùng một vài anh em trong Hội cũng thăm viếng mộ cụ với niềm bâng
khuâng cảm khích. Đến năm 1963, ký giả Tế Xuyên trong loạt bài phóng sự