SỰ TÍCH ĐÌNH THẦN BÌNH THỦY
Theo lộ trình Cần Thơ – Bình Thủy dài 5 cây số ngàn, qua cầu sắt Bình
Thủy, ngó về tay mặt, du khách trông thấy ngay ngôi đình thần kiến trúc mỹ
quan, tráng lệ. Chung quanh đình hàng rào cột xây bằng gạch gắn song xi
măng. Hai bên hai ngọ môn chững chạc, phía hữu miền Đông lang thờ thần
Triệt Lộ, phía tả miền Tây lang thờ thần Phong Thủy. Lại có miếu thờ Sơn
Quân (thần hổ).
Đình cực kỳ trang nghiêm, lộng lẫy, đủ cả mọi nghi tiết, xây cất vào
năm Tân Hợi 1911. Chánh điện uy nghi, sắc thần do vua Tự Đức phong vào
ngày 29 tháng 11 âm lịch. Năm thứ 15 (Nhâm Tuất 1862) để trên ngai vàng
rực rỡ.
Gian giữa thờ Đinh Công Chánh tôn thần
chúa, Huệ Cô công chúa.
Xưa kia ngôi đình cất bằng lá tại vàm, tức là chỗ đình mới bây giờ.
Người có trách nhiệm trông nom đình thần đầu tiên là ông Hồ Văn Được và
con là Hồ Văn Thanh.
Vị xướng xuất việc cất ngôi đình mới đầu tiên là Tri phủ Nguyễn Đức
Nhuận và Cai tổng Lê Văn Noãn. Chẳng may nửa chừng quan Tri phủ mất,
ngôi đình đã dời cất tại vàm rạch Ngã Tư Bé trong năm Giáp Thìn 1904
đành phải tạm ngưng. Sau đó ông Hương cả Nguyễn Doãn Cung và Hương
chủ Dương Lập Cang bày cuộc cầu cơ hỏi ý kiến linh thần, để xúc tiến công
trình xây cất. Đức Bổn cảnh thành hoàng giáng cơ truyền bảo : Bình Thủy
mới nhằm long cuộc, trong dân chúng sẽ được thịnh vượng lâu dài.
Do đó, từ năm Tân Hợi 1911, ngôi đình xây cất lại nơi chỗ cũ và tồn tại
đến ngày nay.
Sau khi đình cất xong, tương truyền trong cuộc lễ cầu cơ tạ ơn thần tại
chùa Nam Nhã, các vị thần Đinh Công Chánh, Nguyễn Xuân Quế, Phan