Mỗi một lần cặp sóng thần nổi lên, vô phúc cho những ghe thuyền nào
đậu quanh đấy, hoặc vừa qua tới đó, không sao thoát khỏi cảnh hãi hùng
bập bềnh trên lượn sóng, để rồi cuối cùng bị nhận chìm thê thảm. Nhưng
khéo thay ! cảnh tượng chết chóc não nùng ấy không mấy khi diễn ra. Họa
chăng những ai bạc mạng, vô phước, hay vương tội ác oan khiên gì phải
đền báo, mới khiến xui vướng mắc vòng tai ách khi sóng thần lên cao độ.
Điểm đặc biệt của sóng thần không gieo thảm họa gì, càng khiến dân chúng
chất phác càng tin tưởng ở thần quyền. Hẳn là phải có sự linh dị gì tàng ẩn
trong hiện tượng thuộc quyền năng của tạo hóa gây nên.
Mà một khi khoa học không giải thích được những quyền năng của tạo
hóa, người ta không ai không tăng thêm lòng tín ngưỡng thần linh. Người ta
nhớ lại trên đất nước nầy, ở nhiều nơi vẫn thường có sóng thần. Nào cửa bể
Thần Phù, cửa biển Đại Ác, Đại An, sóng thần từng để tiếng trong lịch sử.
« Lênh đênh qua cửa Thần Phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm »
Sóng to, sóng thần xuất hiện trên biển cả, đành rằng chuyện rất thường,
không mấy ai cho là lạ lắm. Duy trên sông rạch mà có sóng thần, thì mới là
điều không sao khỏi khiến thiên hạ xôn xao. Rạch Cái Nai có sóng thần,
khiến những ai biết chuyện đều liên tưởng đến sóng thần từng cơn nổi dậy ở
khúc vàm sông Bao Ngược thuở trước.
Nguyên khoảng năm Ất Dậu (1705) quân đội ta và quân đội Chân Lạp
(Cao Miên) xung đột cùng nhau. Bên phía Chân Lạp do Nặc Thâm điều
khiển binh tướng. Phía chúa Nguyễn do Chánh thống Cai cơ Nguyễn Hữu
Vân chỉ huy. Vùng chiến lược nằm trong khoảng Rạch Gầm (Định Tường).
Đôi bên bố trí cuộc đụng độ nơi đó.
Bấy giờ, ông Mai Bá Hương, người làng Tân Hương (Cái Quao Trà
Vinh, làm chức Xá Lại, vâng lịnh quản đốc một đoàn thuyền chở lương
thực. Bị quân Chân Lạp bao vây tại khúc sông làng Bình Ninh, liệu bề khó