CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 157

thoát, ông cương quyết không để lương thực lọt vào tay quân giặc, liền ra
lịnh đục thuyền, nhận chìm, rồi tự vận theo.

Tương truyền : sau khi ông mất, khoảng sông ấy thường nổi sóng thần.

Người ta cho là oai linh trung liệt của ông hiển hiện. Cụ Phan Thanh Giản
có làm đôi câu đối, ca tụng oai linh ấy : « Nghĩa báo Nam Thiên, cương
thượng thường bồi cao tiết ; Khí hiềm Tây tặc, giang tiền do khởi nộ ba ».

Đông Hồ dịch :

« Thờ vua hết dạ thẳng ngay,
Gò cao tiết nghĩa càng ngày càng cao ;
Hiềm xưa hận cũ tuôn dào,
Trước sông sóng giận ào ào chưa nguôi
».

Xuyên qua đoạn sử về sóng thần ở vào Bao Ngược ấy, thì cũng rất có

thể cặp sóng thần ở rạch Cái Nai biết đâu chẳng phải là dư linh non nước
phát tiết ra ? Cần Thơ xa xưa vẫn là bãi chiến trường từng cơn diễn biến hãi
hùng qua những hồi binh cách giữa quân ta với Chân Lạp, với quân Xiêm,
với Tây Sơn, với quân đội Pháp, biết bao nhiêu là anh hùng liệt sĩ hữu danh
cũng như vô danh đã hy sinh xương máu ? Khí uất non sông bàng bạc khắp
nơi, chung đúc nên cặp sóng thần kia, biểu dương oai linh tiền nhân đã hiên
ngang bất khuất, dũng cảm đương đầu với mọi nghịch cảnh, thi gan cùng
bão tố cuộc đời.

Cố nhiên cảm nghĩ như thế không hẳn là đúng. Nhưng thiết tưởng nhắc

lại chuyện cặp sóng thần rạch Cái Nai với những cảm nghĩ đẹp để tưởng
nhớ đến anh linh người xưa, âu cũng là niềm cảm thông với hồn nước,
khích lệ nuôi nấng tinh thần quật khởi của giống nòi ta truyền thống tự
muôn thu. Huống chi, khí thiêng sông nước Tây Đô, có cặp sóng thần tô
điểm thêm duyên dáng, càng tăng hào khí sĩ phu Tây Đô, chớ có sao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.