CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 221

CẦN THƠ VĂN VẬT

Mang danh từ là « Trung tâm Văn hóa miền Tây », Cần Thơ có gì đặc

sắc, để xứng đáng tự hào như thế ?

Đứng về mặt sưu tầm khách quan, chúng tôi xin trình bày những gì

Cần Thơ đã đóng góp về văn hóa. Còn có xứng đáng với danh từ « Trung
tâm Văn hóa miền Tây » hay không ? Xin nhường quyền quí bạn đọc phê
phán.

Cần Thơ thuở xưa khi còn là huyện Trấn Giang, dưới sự chăm nom săn

sóc của Mạc Thiên Tứ, cố nhiên sĩ phu đều đã chịu ảnh hưởng ít nhiều về
phong độ của họ Mạc – vị Nguyên soái Tao đàn « Chiêu Anh Các ». Tiếc vì
binh biến liên miên, văn hóa đành phải lui bước trước bạo lực quân phiệt.
Nạn binh đao gieo tang tóc khắp xóm làng ai còn lòng nào nghĩ đến sáng
tác văn chương, gây nền văn hóa ? Lại nữa, lửa chiến tranh thiêu rụi bao sản
nghiệp mồ hôi nước mắt của dân chúng đồng thời cũng tàn phá những công
trình văn hóa. Tìm dấu vết để kiểm điểm lại kho tàng văn hóa trong thời kỳ
ấy, phỏng còn sót được gì để dò lần manh mối ? Một điều có thể tin chắc,
trình độ văn hóa của đồng bào Trấn Giang (Cần Thơ xưa) bấy giờ đã khá
cao : Họ Mạc đã nghiễm nhiên coi Tây Thành như một Phương Thành (Hà
Tiên) thứ hai, ắt là chẳng tiếc gì mà không ra sức phổ biến văn hóa lan rộng
tới vùng nầy. Cứ xem như khi binh Xiêm xâm phạm Hà Tiên, họ Mạc lui về
Cần Thơ cố thủ, thì trước đó họ Mạc ắt đã phải dự liệu mà di chuyển sách
vở văn chương xuống Cần Thơ, đào luyện nhân tài cho nơi đây để trừ bị
mai sau. Như thế sĩ phu Cần Thơ được dịp trau dồi học vấn, phát triển tài
năng đáng kể.

Một quyển « Song tinh bất dạ » của Nguyễn Hữu Hào, một quyển «

Thơ nàng Chuột » (dựa vào « truyện Trinh Thử » của Hồ Huyền Quy đời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.