CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 227

mó nghề nghiệp nhiều quá, ông đành chịu để cho báo đến nước cùng. Thà
như thế còn hơn. Và mai sau còn để cho người đời luyến tiếc, cảm phục
được.

Huống chi, về trước Cần Thơ hãy còn có mặt một nhà cách mạng lão

thành khác là cụ Hội đồng Nguyễn Thần Hiến (xin xem phần Danh nhân
trong quyển nầy) và cụ đã chết vì tổ quốc vào năm 1914, tâm chí sĩ phu Cần
Thơ há có hèn đâu. Văn hóa trong buổi ấy không phát triển tốt đẹp được, do
vì sao ?

Ngoài việc ấn loát tờ An Hà, nhà in « Imprimerie de l’Ouest » (sau nầy

cũng đổi tên là nhà in An Hà, chỗ nhà in Trần Đắt bây giờ) còn in và phổ
biến tại Cần Thơ nhiều tác phẩm có giá trị : Về giáo khóa : Sách mẹo An
Nam bậc tiểu học và trung học của Trần Kim, An Quảng Tân Biên (tức từ
điển Việt Nam của Dominique Lê Đình Ninh).

Về y học : Nhi khoa luận trị của Nguyễn Xuân Dương, loại sách y học

phổ thông của Nguyễn Văn Xương.

Về văn học : Bẩm ông chủ (tiểu thuyết) của Huỳnh Văn Tâm, Quán

bên đường (thơ) của Trực Thần v.v…

Trên đây toàn là những sách hay đáng kể và còn nhiều nữa, chúng tôi

có xem qua từ lâu hết sức tán thưởng, rất tiếc lâu ngày quên mất tên sách,
tên tác giả, mà lại không có sẵn nơi tủ sách để kiểm điểm liệt kê.

Nói tổng quát, qua ngần ấy sự việc chúng tôi đã trình bày, Cần Thơ đã

đóng góp khá nhiều và đáng ngợi về công trình xây dựng nền văn hóa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.