CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 226

Canh lụn bạn cùng trang chí sĩ
Đêm khuya nghịch với lũ gian tà
Miễn là giúp ích trong thiên hạ
Đâu nệ ghe lần gió táp qua.

Đến khoảng năm 1924, ông Trần Đắt Nghĩa xin nghỉ làm quản lý nhà

in, nhà báo, để ra lập hãng xe đò chạy đường Cần Thơ – Nam Vang, Cần
Thơ – Sài Gòn, Cần Thơ – Rạch Giá. Người được mời thay chân quản lý là
ông Đỗ Văn Y. Ông Y vốn là một nhà cách mạng, người Cao Lãnh, tạm
dừng chân chốn Tây Thành.

Mãi đến năm 1932, sau khi luật sư Gallois Montbrum về Pháp, báo An

Hà thỏn mỏn dần rồi tự đình bản.

Điều nên luận xét kỹ, nếu chẳng bị chánh quyền ràng buộc, ngôn luận

được tự do, tờ An Hà báo chắc là khởi sắc hơn nhiều. Những cây bút có giá
trị của miền Tây khi ấy cũng nhiều, nhưng có lẽ đều cùng chung một tâm
trạng đau buồn thời thế.

Đến ông Đỗ Văn Y kế chân làm quản lý, tài năng và tâm huyết của ông

Y như thế nào, lịch sử từng ghi chép rõ. Ông sinh trưởng nơi Cao Lãnh là
đất sản xuất lắm nhà cách mạng. Thọ khí bẩm ấy nên ông cũng đã hy sinh
vì tổ quốc ít nhiều. Lúc thanh niên đang làm giáo học, ông bỏ chức theo
phong trào Đông Du, từng học tại « Trung Đức học đường », bôn ba hầu
khắp các nước ngoài : Trung Hoa, Nhật, Đức, Pháp. Ông đã theo làm thông
ngôn kiêm tùy viên cho Đức Kỳ ngoại hầu Cường Để trong một chuyến Âu
du năm 1913. Ở quyển Cuộc đời Kỳ ngoại hầu Cường Để, chính Kỳ ngoại
hầu đã nhiều lần nhắc nhở đến ông với niềm mến mộ vô cùng. Con người
ấy dừng chân nơi Tây Thành, lại vào làm quản lý một cơ quan ngôn luận,
nếu đắc thế phải thời thì ông đã thúc đẩy tờ báo tiến mạnh, há thiếu khả
năng phục vụ để đến nỗi phải đình bản tờ báo hay sao ? Chẳng qua cũng
đồng một tâm trạng não nề như ông Nghĩa khi nhìn bộ mặt tờ báo bị méo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.