CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 224

Xuyên qua một số nhân vật tượng trưng về mặt Đời và Đạo kể trên đã

gây ảnh hưởng tốt cho đồng bào các giới, nhứt là thế hệ trẻ đang vươn mình
trên đường phụng sự văn hóa dân tộc, khi tỉnh nhà bừng hương sắc với
vườn hoa văn nghệ muôn màu muôn vẻ, sẽ còn đẹp đẽ hơn lên biết bao.

HỘI PHỤ HUYNH HỌC SINH

Ngày nay, tuy có Hội phụ huynh học sinh ra đời nhưng so sánh với Hội

Khuyến học năm xưa, về sự hoạt động đem lại cho những con em tỉnh nhà
bằng sự giúp đỡ, hoặc ủy lạo về mặt tinh thần, theo đà tiến triển, Hội phụ
huynh học sinh nếu tích cực làm việc chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành
quả tốt.

Theo sự tra cứu của chúng tôi khoảng năm 1943, Cần Thơ đã từng có

Hội Khuyến học với vị Hội trưởng đầy tâm huyết là bác sĩ Lê Văn Ngôn,
Phó Hội trưởng là vị Thanh tra tiểu học Nguyễn Văn Kính, tạo nên biết bao
công trình rạng rỡ cho nền văn hóa tỉnh nhà. Nào tổ chức các cuộc diễn
thuyết về văn hóa, mở cuộc thi văn chương, nào viếng mộ cụ cử Phan Văn
Trị, trùng tu ngôi mộ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa v.v… đặc biệt nhất là
xuất bản tập kỷ yếu của Hội vào dịp Tết 1963 với sắc thái « Xuân Tây Đô
», đáng là điểm son của Hội Khuyến học tập hợp đông đủ thân hào nhân sĩ,
trí thức, tài hoa son trẻ Tây Thành.

HAI TỜ BÁO ĐẦU TIÊN Ở CẦN THƠ

Le Courrier de l’Ouest và An Hà báo. Nhìn lại Cần Thơ trong quá khứ,

từ năm 1911, Cần Thơ bắt đầu có máy in báo, do luật sư Gallois Montbrum
hiệp với nhóm nhà tư bản trong tỉnh sáng lập. Nhà in này lấy tên là «
Imprimerie de l’Ouest », nhận in sổ sách giấy tờ của chánh phủ và tư nhân.
Rồi sẵn cơ sở, đào luyện một nhóm ấn công thạo nghề, luật sư Gallois
Montbrum cho xuất bản tờ tuần báo Pháp văn « Le Courrier de l’Ouest » là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.