CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 230

BỘ MÔN SÂN KHẤU KỊCH TRƯỜNG

TỪ ĐẠI BAN TRẦN ĐẮT ĐẾN NAM NỮ CA KỊCH SĨ HỮU

DANH CỦA TÂY ĐÔ

Nói đến tên tuổi các nam nữ ca kịch sĩ lừng danh : Phùng Há, Tư Chơi,

Bảy Nhiêu, Năm Châu, Tư Út, tưởng chẳng ai là không biết. Dẫu người
không mấy quan tâm đến bộ môn sân khấu kịch trường trong lãnh vực văn
nghệ, đôi lúc ắt cũng có nghe người xung quanh nói đến các ngôi sao ấy của
giới ca cầm. Chính cô Bảy Trương Phụng Hảo (Phùng Há), anh Năm
Nguyễn Thành Châu đã bắt đầu nổi danh khi đứng trên sân khấu đại ban «
Trần Đắt » của ông bầu Trần Đắt Nghĩa, người tỉnh Cần Thơ.

Sau nghỉ làm quản lý nhà in, nhà báo An Hà, ông Trần Đắt Nghĩa trở

nên nhà doanh nghiệp, lập hãng xe đò, hãng rượu ngọt. Rồi đến năm 1930
ông ra làm bầu gánh, nêu cao bảng hiệu « Trần Đắt » Đại ban Trần Đắt thu
hút hầu hết các minh tinh sân khấu lúc bấy giờ. Do đó, gánh Trần Đắt
nghiễm nhiên đứng vào bậc nhất Nam kỳ, được khán giả hoan nghinh, đi
trình diễn từ Nam chí Bắc.

Thế là về mặt ca kịch, Cần Thơ cũng đã rước được tiếng khen với một

gánh Trần Đắt khéo chỉnh đốn.

Đã có gánh hát, đã đem tiếng đàn ca gieo rải khắp đó đây, cố nhiên có

ảnh hưởng lớn đến tâm trí những ai yêu chuộng nghệ thuật cầm ca. Do đó,
lần lần Cần Thơ nổi lên khá nhiều nam nữ ca kịch sĩ hữu danh.

Đáng kể trước nhất có cô Năm Nhỏ, một tài năng được ca ngợi là «

Hậu tổ » của làng hát bộ. Vì cô sở trường về hát bộ.

Cô Năm Nhỏ quê quán ở Cái Vồn (khi trước thuộc tỉnh Cần Thơ nay

thuộc quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Cha cô vừa là ông Bầu vừa là anh
kép của gánh hát nhà, nên cô nhiễm hát, tập hát rồi ra sân khấu. Ít lâu nổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.