CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 231

danh, cô được gia nhập đoàn « Phước Thăng » diễn hằng năm tại rạp Cô
Tám do Bà Hộ là ngoại tổ của ông bầu Nguyễn Ngọc Cương (Giám đốc
đoàn cải lương Phước Cương).

Tài nghệ của cô càng ngày càng tiến triển đến mức ai cũng khâm phục,

cho là Hậu tổ của nghề hát bộ.

Nhưng đến khi cao trào cải lương được hoan nghinh hơn, làng hát bộ

đi dần vào chỗ lu mờ, cô Năm Nhỏ thất thời lui bước, bịnh mất trong năm
1938 tại một gian nhà lá quạnh hiu ở vùng Lò Siêu (Chợ Lớn).

Sân khấu cải lương dần dần lấn át hát bộ. Giới cầm ca làm say lòng

khách mộ điệu qua những dây tơ đồng kìm, tranh, cò, sến với những bài bản
mới, du dương hấp dẫn. Nam nữ ca sĩ Cần Thơ có tiếng, đáng kể có cô Năm
Cần Thơ, và gần đây, gia đình Túy Hoa Anh Lân trong ban ca kịch « Dân
Nam » vẫn là người quê ở Tây Đô.

Chịu ảnh hưởng của gánh Trần Đắt, ít lâu tại thị trấn Cái Răng (xã

Thượng Thạnh quận Châu Thành) cũng có ban « Đồng Tâm » được hoan
nghinh một thời, với những vở tuồng khá hay của soạn giả Nguyễn bá Thọ :

1. Một chữ đồng (tuồng xã hội)
2. Uất Trì giả điên
3. Đông giao tỉ tiển (Phụng Kiều – Lý Đáng)
4. Mẫu tử đoàn viên (Lý Thần Phi và vua Tống Nhân Tông, vụ tra án

Quách Hòe) v.v…

Và soạn giả Bá Ngọ Mai cũng được khen ngợi với bổn tuồng « Tiết

Liễu lương duyên » (có in thành sách). Út Trà Ôn một danh ca khét tiếng ở
miền Nam với sáu câu vọng cổ quê ở quận Trà Ôn.

Rồi theo đà phát triển, ngành ca kịch Tây Thành cũng từng đóng góp

vào việc tô điểm bộ môn sân khấu trong lãnh vực văn hóa. Cho đến gần
đây, giới tài hoa son trẻ vẫn hằng tổ chức nhiều đại nhạc hội, nhiều ban
trình diễn văn nghệ khả quan, như ban Văn nghệ Ninh Kiều, ban « Tinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.