CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 233

SINH HOẠT VĂN HÓA

Về văn hóa, ngoài sự hoạt động của nhà in miền Tây (Imprimerie de

l’Ouest với 2 tờ báo Le Courrier de l’Ouest và An Hà báo mà chúng tôi kể
ở đoạn trên, tưởng cũng nên đề cao công trình của Hội Khuyến học Cần
Thơ đã góp tay bồi đắp nền văn hóa nước nhà nói chung, điểm tô sắc thái
thanh bạch của Tây Thành nói riêng.

Để tạo sinh khí cho văn nhân thi sĩ Tây Đô, để thúc đẩy giới trí thức

lưu tâm đến tiền đồ văn hóa nước nhà mà cũng đứng đóng góp tâm huyết
xây dựng, Hội Khuyến học đã làm được những điều đáng kể.

1. Tổ chức các cuộc diễn thuyết. Đầu tiên, ông Nguyễn Văn Kính bút

hiệu Bảo Mỹ, nguyên Thanh tra Tiểu học tỉnh Cần Thơ, diễn thuyết về « thi
sĩ Tản Đà ».

2. Mở giải thưởng văn chương tác phẩm đoạt giải năm 1943 là quyển «

Đồng quê » của Phi Vân.

Đông đủ trí thức thuộc các thành phần trong xã hội gia nhập hội : Luật

sư, bác sĩ, nhân sĩ, công tư chức v.v… Đặc biệt là hầu hết các cây bút hữu
danh của Tây Đô đều có mặt trong Hội Tây Đô : Giáo sư Nguyễn Văn Kiết,
Tố Phang tức Thuần Phong Ngô Văn Phát, Trực Thần tức Tam Đức Nguyễn
Trung Ngôn, Trường Sơn Chí Ung Ngọc Ky, Tùng Đức Mã Sanh Long,
Việt Quang Tạ Minh Quang v.v… Ngày nay tên tuổi các cây bút kể trên,
trong văn giới không ai là không biết.

Nữ sĩ Ái Lan cũng từng là hội viên rất nhiệt thành, họa sĩ Văn Mười và

cùng anh em văn nghệ sĩ Tây Thành làm đẹp cho tỉnh nhà chẳng ít.

Khách văn chương vẫn thường lui tới luận đàm thế sự, xướng họa thi

văn nơi Tao đàn Dương Chí. Một khách thinh văn nghệ (salon littéraire) của
ông Dương Chi, Dương Du Cam, cựu giáo sư trường Trung học Phan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.