CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 234

Thanh Giản mà cũng là một nhạc sĩ điêu luyện ngón đàn tranh và có tiếng
với nhiều nhạc khí khác. Đã có tài về cổ nhạc, ông Dương Du Cam cũng
sành cả tân nhạc, xử dụng tinh tường cả mấy nhạc khí phương Âu. Tài tình,
phong nhã, ông lại có tâm hồn hướng ngưỡng về đạo lý, sùng mộ đạo Phật,
có chân trong Hội Phật học Cần Thơ. Đáng tiếc ông mất đi, Tao đàn Dương
Chi mất nhiều nét đẹp.

Thi văn đoàn của các bạn trẻ Tây đô cũng dõi bước theo bậc đàn anh,

kể cũng khá nhiều. Đặc biệt nhất có văn đoàn « Chim Việt ». Những cây bút
đáng kể của « Chim Việt » có Trần Quang Nghĩa, Thùy Nhiên, Hồ Hải
v.v… Điều đáng khen là văn đoàn Chim Việt còn cố gắng cho ra một tờ
tuần báo mang tên « Hoa Niên », hình thức trình bày thanh nhã khả ái, nội
dung hay, vui, bổ ích.

Rồi thì lần lượt về sau, còn có thêm những thi văn đoàn mà bạn trẻ

trong đoàn từng có thơ văn đăng tải trên các báo thủ đô như :

Hồn xưa nước mắt, Nhóm 20 người, Bút non, Sương khói lam, Hương

trầm, Chân thành phố, Phương, Hoa sắc tím, Ái hữu chi nhánh Dòng sông
Hậu v.v…

Gần đây hơn, những mầm non văn nghệ của Tây Đô gom về bốn thi

văn đoàn, đang trên đà phát triển : Về nguồn, Thảo nhi, Vùng đất sống,
Mầu tuổi ngọc.

Thi văn đoàn « Về nguồn » do cây bút trẻ Trúc Khanh, Lê Phước

Nghiệp chăm nom đôn đốc hứa hẹn tương lai sáng lạng huy hoàng. Hai bạn
trẻ Huyền Vân Thanh, Lê Hoàng Viện, Kiều Diễm Phương đầy triển vọng,
thi văn đủ loại, từng đăng trên các báo hằng ngày, tuần san, tạp chí.

Hiện nay, Cần Thơ còn có nhật báo « Miền Tây » và trong tương lai

chắc sẽ có nhiều tuần báo, hoặc những cơ sở xuất bản, chừng ấy Cần Thơ sẽ
xứng với danh tiếng Tây Đô biết bao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.