CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 272

Xe lên rồi kia, bạn lại lên xe để về bến xe, khoảng đường còn không

đầy ba trăm thước nữa đâu. Khi xe chạy ngang khu chợ mới, nơi bến đò ở
về phía tay trái, xin quý bạn lưu ý một điều : khoảng lộ bằng rộng rãi ngày
nay đây, trước kia có một cây cầu sắt mà người ta quen gọi là cầu Sáu
Thanh. Cây cầu đã không còn nữa, cũng như tên tuổi Sáu Thanh đã chìm
trong quên lãng của thời gian.

Lấp bỏ cây cầu đi, thật là vô cùng tiện lợi. Chớ còn ngày trước, cầu đã

hẹp lại yếu, phải có người túc trực để xoay trở tấm bảng trắng, đỏ, để báo
hiệu cho xe cộ qua cầu cần phải dè dặt trong sự lưu thông một chiều. Giờ
đây tha hồ xe chạy cả hai ba chiều trên khoảng lộ rộng thênh thang.

Qua khỏi chỗ có cây cầu Sáu Thanh cũ mà nay đã lấp bằng ấy, xe chạy

tới ngã ba (đúng ra thì nay là ngã tư vì phóng thêm một con lộ thẳng ; hồi
trước thì tục gọi ngã ba cây xăng), bạn trông thấy ngay công trường Tự Do,
phía trái là đại lộ Hai Bà Trưng, phía mặt là đường liên tỉnh số 27 đi Long
Xuyên.

Xe ngừng tại bến. Bạn sẽ chẳng khỏi ngạc nhiên tán thưởng. Đây cũng

là một khu tân tạo. Công viên rộng rãi. Bến xe dài 250 thước, rộng 60 thước
là nơi tập trung các loại xe chở hành khách đi Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch
Giá, Long Xuyên, Châu Đốc v.v… Ấy là công trình của vị Tỉnh trưởng Đỗ
Văn Chước đã điều động các ty sở liên hệ, đôn đốc hoàn thành và nay các
vị Tỉnh trưởng nối tiếp tô điểm càng thêm mỹ quan.

Mấy mươi năm trước, bến xe đò đặt ở đại lộ Saintenoy (nay là Ngô

Quyền) sau dời xuống đường Paul Bert (nay là Nguyễn An Ninh) chỗ hàng
bã đậu, chật hẹp sình lầy, vô cùng bất tiện. Có đâu được như ngày nay. Cứ
xem hiện giờ bến xe ở Thủ đô Sài Gòn cũng chưa có được một khoảng
trống riêng biệt như Phong Dinh, càng đáng khen ngợi nhà chức trách Tây
Thành đã khéo tổ chức biết bao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.