CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 277

hay nói đúng hơn là một vườn xoài rậm rạp ở giữa hai con đường nhỏ. Đại
lộ nầy đã được thực hiện trong năm 1957 và được khánh thành ngày 6-4-
1958. Và ngược thời gian, xa xưa hơn nữa, tại đại lộ Hoà Bình ngày nay,
trước kia có một con rạch nhỏ thông ra sông Hậu Giang, đã lấp bằng từ lâu.

- Đại lộ Nguyễn An Ninh được mở rộng và dẹp bỏ các quán cóc lụp

xụp thiếu thẩm mỹ, mất vệ sinh. Ngày trước nơi đây vốn là bến xe cũ.

- Đường Nguyễn Thái Học, xưa mang tên là Galliénie, có rạp hát cũ

của Thầy Lý, đã dỡ, nơi đây, buổi sáng nhóm chợ và là bến xích lô.

- Thời Pháp thuộc, có con đường đi Cái Răng trải đá xanh, dọc theo là

rạch Cần Thơ, có cây cầu sắt bắc ngang, cầu nầy đã sập và con lộ cũng bỏ
không còn đi nữa, dời ra lộ liên tỉnh số 4, thẳng xuống Sóc Trăng, Bạc Liêu.

- Đường mới đi Sóc Trăng – Cà Mau, tục gọi Lộ Tẻ, hiện giờ rộng 20

thước, dài 200 thước. Lộ nầy có đặc điểm một xa lộ và được khởi công từ
đầu năm 1959 nhằm mục đích giúp xe cộ lưu thông dễ dàng, khỏi đi ngang
qua thành phố, nhờ đó xe chạy được mau và tránh được nhiều tai nạn nguy
hiểm.

Trục giao thông vốn là huyết mạch của quốc gia, xuyên qua mấy điểm

kể trên đây, chúng ta nhận thấy Ty Công chánh chẳng những đã kiện toàn
hệ thống giao thông cũ, lại đã thực hiện được những công tác tân lập đường
lộ rất lớn lao. Quả là những thành tích đáng ngợi.

Do đó, trong tương lai, nền thương mại, kinh tế tỉnh Phong Dinh sẽ

phồn thạnh hơn lên.

Nằm trong chương trình chỉnh trang lãnh thổ, thiết kế đô thị, chánh

quyền đắp con đường từ Tham Tướng (Cần Thơ) tới Đầu Sấu dài hơn 4 cây
số ngàn, mở rộng thêm để trục giao thông thêm tiện lợi. Nhất là Cần Thơ
hiện nay có hai phi trường lớn là Bình Thủy và Trà Nóc, để tiện sự di
chuyển, sẽ mở rộng thêm khoảng đường lên phi trường nầy, lộ cũ 7 thước,
nới ra 5 thước nữa là 12 thước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.