CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 41

tú đóng góp vào. Ấy là cụ Hội đồng Nguyễn Thần Hiến, gốc người ở Hà
Tiên dời về cư ngụ tại tỉnh lỵ Cần Thơ (xin xem phần Danh nhân).

Học phong, sĩ khí tỉnh Cần Thơ đã khiến thực dân Pháp cực kỳ chú ý,

quan tâm. Để lấy lòng dân chúng, và để cho Cần Thơ xứng đáng là nơi
trung tâm văn hóa của miền Tây, ngoài việc khuếch trương kinh tế, nhà cầm
quyền đặc biệt mở thêm trường sở. Từ năm 1921, Cần Thơ đã có trường
trung học Collège, chỉ kém thủ đô Sài Gòn, sau Mỹ Tho, nhưng hơn cả các
tỉnh khác.

Ngày 24-9-1954, nghị định hợp thức hóa chiếu số 188 N./G.Đ. đặt lại

tên trường là Phan Thanh Giản cho tới ngày nay.

Lại nữa, điều nên nói thêm, Cần Thơ cũng là một tỉnh có tờ báo đầu

tiên ở miền Tây là tờ « An Hà báo » làm vinh diệu và trợ hứng cho tao nhân
mặc khách miền Tây một thuở.

PHONG DINH THỜI GẦN ĐÂY

Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, gót chân đoàn

quân Phù Tang tràn xuống Cần Thơ, miền Tây sôi động lên, dân chúng Tây
đô chẳng khỏi trải cơn hồi hộp lo âu trước chánh tình đất nước. Lại thêm «
Nghĩa sĩ đảng » bấy giờ cũng nổi lên. Người người đều cảm thấy ngột ngạt
trong bầu không khí khó thở.

Chánh Tham biện De Montaigut bỏ tỉnh rút vào đồng quê, cương quyết

kháng Nhật. Một ngày trong tháng 3 lúc xế chiều, De Montaigut dẫn một
toán quân từ miệt Vàm Xáng, Phong Điền kéo ra phá cầu đúc Cái Răng.
Súng nổ vang một góc trời. Từ tỉnh lỵ Cần Thơ, quân đội Nhật kéo vào
xung kích. Khói lửa bốc cao. Đạn bay vi vút, đì đùng, trọng pháo vang ầm.
Dân chúng Cái Răng Cần Thơ trải cơn chạy loạn hãi hùng !

Rồi thì thỉnh thoảng thêm kinh khủng vì tiếng còi báo động, tiếng phi

cơ đồng minh bay trên không phận Cần Thơ. Nhưng may cho dân chúng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.