CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 42

đoàn chim sắt của đồng minh chỉ gieo sự đe dọa chớ chẳng ném bom hay
bắn phá gì.

Từ tháng 8, biến cố thêm dồn dập bao trùm Tây đô. Nào cuộc xung đột

giữa Việt Minh và Phật Giáo Hòa Hảo, nào cảnh xử bắn ba ông Huỳnh
Thạnh Mậu, Trần Văn Hoành và thi sĩ Việt Châu Nguyễn Xuân Thiếp tại
vận động trường Tây Đô. Không khí càng thêm nặng nề !

Đến khi quân Anh-Pháp trở lại hoành hành, chiếm đóng Tây đô. Một

buổi sáng ngày 12 tháng 11, bộ đội kháng chiến do Lê Bình chỉ huy bất
thần chụp chợ Cái Răng. Bốn bề súng lại vang rền. Đến xế trưa, quân Pháp
từ Cần Thơ đem tàu chiến kéo vào, phối hợp với bộ binh và không quân,
gieo hãi hùng suốt ngày đêm, khói lửa đỏ trời, tang thương phủ khắp một
bầu trời sầu.

Rồi suốt thời kỳ Quốc trưởng Bảo Đại chấp chánh, Cần Thơ vẫn trầm

lặng, chẳng có gì thay đổi đáng kể.

Rồi do hai sắc lịnh ngày 22-10-56 và ngày 16 tháng 9 năm 1958, dưới

chánh thể Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Cần Thơ đổi tên là Phong Dinh.

ĐỊA LÝ : Ranh giới thì sửa đổi lại : Cắt hai quận Trà Ôn và Cầu Kè

sáp nhập tỉnh Vĩnh Bình (Trà Vinh). Lập hai quận khác là Long Mỹ và Kế
Sách. Chẳng lâu, lại cắt phần đất quận Kế Sách trả cho tỉnh Ba Xuyên (Sóc
Trăng) rồi chia quận Long Mỹ làm 2 quận : Đức Long và Long Mỹ. Nhưng
cũng không lâu, lại tách hai quận Đức Long và Long Mỹ sáp nhập tỉnh
Chương Thiện. Rồi lập hai quận khác là Khắc Nhơn và Khắc Trung (nay
sửa lại là Thuận Nhơn và Thuận Trung). Cho đến năm nay (1966), tỉnh
Phong Dinh về mặt địa lý như sau :

VỊ TRÍ GIỚI HẠN : Tỉnh Phong Dinh ở về phía Tây Nam

miền Nam nước Việt.

- Tỉnh lỵ Cần Thơ cách thủ đô Sài Gòn 160 cây số ngàn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.