CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 56

I. MẠC THIÊN TỨ

Người đã kiến lập vùng đất Trấn Giang từ năm 1793 tức nay là tỉnh

Phong Dinh.

Thẳng thắn mà nói, miền Nam này, nhất là vùng Hậu Giang, một phần

lớn công lao đã do cha con Mạc Linh Công (Mạc Cửu) đóng góp tâm não,
máu xương bồi đắp mở mang ra. Phát tích từ đất Hà Tiên, cha con Mạc Cửu
dần dần khai thác đất đai khắp miền Tây, hoàn thành 4 huyện đem dâng
chúa Nguyễn : huyện Long Xuyên (Cà Mau), huyện Kiên Giang (Rạch
Giá), huyện Trấn Di (Bạc Liêu) và huyện Trấn Giang (Cần Thơ). Chính
huyện Trấn Giang có duyên nợ với Mạc Thiên Tứ và con là Mạc Tử Sanh
nhiều nhất, nên ở phần hoài niệm danh nhân có nhiều thành tích với Cần
Thơ, chúng tôi xin phép ghi chép tiểu sử họ Mạc vào đây cho hợp lý.

Mạc Thiên Tứ, cũng gọi là Mạc Thiên Tích, vốn tên thật là Mạc Tông,

tự Sĩ Lân. Ông là con trưởng của Đại tướng Võ Nghi Công Mạc Cửu.

Tính Ông khí khái, học thức uyên bác, tài gồm văn võ. Ông đã cùng

với cha dầy công khai thác đất đai Hà Tiên. Đến khi thân phụ Ông mất
(1763), Ông được chúa Nguyễn Phúc Chu trọng vọng, phong cho làm Đô
Đốc trấn Hà Tiên. Nối chí cha, Ông mở mang thêm vùng Hậu Giang, khai
hoang lập ấp, tổ chức nội an, sắp đặt cơ cấu quân sự để phòng ngừa giặc
ngoài và trừ dẹp trộm cướp trong xứ, đem lại yên vui cho dân chúng.

Về mặt văn hóa, giáo dục, Ông mở trường, rước thầy khai hóa cho dân.

Thành lập một tao đàn lấy tên là « Chiêu Anh Các » nhóm họp 31 bạn văn
chương ưu tú, cùng nhau xướng họa, tỏ chút tình hoài khiển hứng.

Những lúc quân Chân Lạp dấy lên, Ông cầm binh dẹp tan được cả,

thâu lấy đất đai, mở thêm bờ cõi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.