đã hy sinh cho chúa Nguyễn, nhân dân Trấn Giang đã đóng góp máu xương
khá nhiều trong trường chinh chiến, Ông đau lòng khôn xiết.
Đinh Dậu 1777, chúa Định Vương chạy xuống huyện Long Xuyên tức
là Cà Mau, Tây Sơn đuổi theo và bắt sống chúa Nguyễn tại đấy, giải về Gia
Định hành quyết. Nguyễn Ánh lên thay cầm binh quyền. Liệu thế không
chống nổi, Mạc Thiên Tứ tách dặm băng ngàn sang Xiêm cầu viện.
Vua Xiêm là Phi Nhã Tân khi trước đã đem binh sang Hà Tiên, Trấn
Giang đánh nhau với Mạc Thiên Tứ. Nay thấy Mạc Thiên Tứ sang cầu viện,
lấy làm ngờ. Triều thần Xiêm lại lắm kẻ gièm pha, khiến Phi Nhã Tân càng
hồ nghi Ông hơn nữa, ngờ Ông lập cơ mưu sang Xiêm dọ thám tình hình,
để thừa dịp chiếm đoạt.
Nỗi buồn lo cho chúa Nguyễn đang cơn nguy khốn, nỗi hận gặp cảnh
không may đến đỗi bị ngờ oan, Ông bèn nuốt vàng mà tự tử. Phái đoàn do
Ông cầm đầu sang Xiêm lúc bấy giờ gồm có : Tôn Thất Xuân, hai người
con của ông là Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Thượng và 50 tên quân đều chết
theo ông, nhằm năm Canh Tý 1780.
Ông còn để lại đời một bộ « Minh bột di ngư » gồm có :
1. Hà Tiên vịnh vật thi tuyển
2. Châu Thị trinh liệt tặng ngôn
3. Thi truyện tặng Lưu tiết phụ
4. Thi thảo cách ngôn vị tập
Đề vịnh 10 cảnh đẹp Hà Tiên (Hà Tiên thập vịnh). Ông có 10 bài thơ
chữ Hán khởi xướng, rồi 31 văn hữu trong nhóm « Chiêu anh Các » của
Ông sáng lập, cùng nhau họa vần, mỗi vị họa đủ 10 bài, tổng cộng 320 bài.
Sau Nguyễn Cư Trinh họa thêm 10 bài nữa, tất cả là 330 bài. Ngoài ra, Mạc
Thiên Tứ chẳng những người văn hay võ giỏi, có tài điều binh khiển tướng,
thông minh đĩnh ngộ, Ông lại được người đời xưng tụng là một thi nhân
xuất sắc trong thời ấy.