CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 62

dân chúng của Ông, khiến người người đều cảm mộ oai đức, xưng tặng Ông
là bậc thiếu niên anh hùng.

Chưa yên ổn được bao lâu, bỗng lại được tin Tây Sơn đã thắng thế,

đánh đuổi chúa Nguyễn chạy vào Gia Định, Mạc Thiên Tứ vội vã đến Gia
Định bái yết chúa Nguyễn, tỏ dạ trung thành. Chúa Định Vương Nguyễn
Phúc Thuần lấy làm cảm động, tín nhiệm nơi sự ủng hộ của cha con Mạc
Thiên Tứ, phong Thiên Tứ làm Quốc lão Đô đốc, tước Quận công, Mạc Tử
Sanh thì được phong làm Tham tướng.

Rồi đó Mạc Tử Sanh cùng với thân phụ hiệu triệu nhân dân Trấn Giang

hãy sẵn sàng phù tá chúa Nguyễn đang khi thất quốc lưu vong. Nhờ uy tín
cha con Ông, chúa Nguyễn được hầu hết dân chúng và các hào kiệt Trấn
Giang, Trấn Di, Long Xuyên (Cà Mau) hưởng ứng, lớp đầu quân, lớp chiêu
tập được đông đảo nghĩa binh theo về với chúa Nguyễn, chống Tây Sơn.

Đinh Dậu 1777, đại binh Tây Sơn ồ ạt tấn công, đánh tràn xuống Hậu

Giang. Chúa Nguyễn Phúc Thuần thua luôn mấy nơi, chạy tuốt xuống Cà
Mau. Tây Sơn đuổi đến Cần Thơ (xưa là Trấn Giang), Mạc Tử Sanh huy
động quân sĩ cả hai mặt thủy, bộ ngăn chống hùng dũng.

Nhưng thinh thế Tây Sơn quá lừng lẫy. Thủy binh, bộ binh của Tây

Sơn bấy giờ rất mạnh và giao tranh rất dũng liệt, tiến đến đâu như thác đổ
sóng cuộn ầm ầm, không gì ngăn chống nổi. Mạc Tử Sanh vẫn gan liền
chiến đâu, mặc dầu tin cấp báo liên tiếp về sự tan vỡ của các đội quân khắp
mặt trận quanh vùng.

Cuối cùng sức người có hạn, Mạc Tử Sanh bị quân địch vây khốn, chết

trong trận nơi khoảng rạch « Tham tướng » ở Cần Thơ ngày nay. Sở dĩ con
rạch nầy mang tên là « Tham tướng » vì Mạc Tử Sanh là một vị Tham
tướng

14

.

Đời Minh Mạng, nhà vua truy phong Mạc Thiên Tứ làm thần « Đạt

Nghĩa », Mạc Tử Sanh thì làm thần « Trung Nghĩa » tước Chính lý hầu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.