II. MẠC TỬ SANH
Tử nghĩa nơi rạch Tham tướng – Cần Thơ trong trận chống Tây Sơn
Đã dày công khai thác miền Nam, lại tận trung, tận lực với chúa
Nguyễn đến thịt nát xương tan chẳng quản gì, thật không ai hơn họ Mạc. Từ
đời cha cho đến đời con, đời cháu, không ai là không trung thành phục vụ
đồng bào miền Tây, mặc dầu họ Mạc không phải là người Việt chính tông.
Đọc tiểu sử Mạc Thiên Tứ, chúng ta đã thấy Thiên Tứ từng hoạt động
ở Trấn Giang (Cần Thơ) mà con ông là Mạc Tử Sanh càng phục vụ nhân
dân Trấn Giang nhiều hơn nữa. Thậm chí Mạc Tử Sanh đã bỏ mình nơi
Trấn Giang, mà vùng rạch Tham tướng ngày nay là nơi lưu dấu vết Ông.
Mạc Tử Sanh, con của Quốc lão Đô đốc Quận công Mạc Thiên Tứ.
Ông đã từng sát cánh với cha trong việc khai thác vùng Hậu Giang, đặc biệt
là vùng huyện Trấn Giang. Trong khi thân phụ Ông ngồi trấn Hà Tiên, Ông
vâng mạng đi tiếp xúc với chánh quyền Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di
(Bạc Liêu) và Long Xuyên (Cà Mau), tận tâm mưu ích lợi cho dân chúng.
Nhâm Thìn 1772, quân Xiêm tràn sang đánh phá Hà Tiên. Ông đương
cự với quân địch nhiều trận quyết liệt, mở đường máu cho thân phụ Ông rút
quân về Trấn Giang đóng giữ. Vì quân địch hung hăng bạo tợn, đốt phá cả
thành trì, tàn hại dân chúng vô số kể ! Đau lòng căm hận, Ông cùng thân
phụ lui giữ Trấn Giang, một mặt bố trí phòng thủ chặt chẽ, một mặt chỉnh
đốn binh đội, phản công quân Xiêm. Dưới quyền chỉ huy của ông, tinh thần
quân sĩ lên cao, dũng cảm xông pha giết giặc. Địch quân kinh hoàng, tan vỡ
trước khí thế hào hùng quyết tử của quân dân ta.
Sau trận đánh đuổi quân Xiêm, Hà Tiên và Trấn Giang tổn thất nhân
mạng và tài sản khá nặng nề. Vì quân địch tàn bạo hiếu sát, kéo tới đâu thì
đốt phá giết hại đến đấy. Mạc Tử Sanh đôn đốc dân chúng tái thiết những
công trình đổ vỡ, an ủi những gia đình tang tóc. Lòng nhiệt thành lo cho