Dần dần binh chúa Nguyễn Ánh thắng thế ở khắp nơi, trong đó công
lao của Nguyễn Văn Tồn không kém gì những chiến tích oanh liệt của các
danh tướng khác. Vả lại, dù Ông không phải là người Việt chính tông, mà
tấm lòng và thái độ của Ông đối với chúa Nguyễn và các chiến hữu rất mực
thành tín, nên ai nấy đều xem ông như đồng bào ruột thịt, chẳng ai ganh
ghét gì.
Khắc phục thành Gia Định xong, đại binh chúa Nguyễn tiến thẳng ra
Trung, Bắc, Nguyễn Văn Tồn vẫn theo trong quân. Tại thành Bình Định,
Ông thúc quân đánh rất hăng, lập chiến công oanh liệt, nổi danh hổ tướng.
Ít lâu, Ông phụng mạng trở vào trong Nam, dẹp các đám giặc cướp,
mưu cuộc an ninh cho dân chúng. Nhất là tại Trà Ôn (một quận cũ của tỉnh
Phong Dinh ngày trước), Ông ra tài tảo thanh côn đồ trộm cướp thừa thời
loạn mà dọc ngang khuấy rối dân lành, xếp đặt trị an đâu ra đấy, khiến dân
chúng Trà Ôn cảm đức, tên tuổi Ông bia truyền khắp miệng người.
Nhâm Tuất 1802, chúa Nguyễn Ánh lên ngôi tức vua Gia Long. Ông
được phong chức Điều Bát. Ông càng nỗ lực hoàn thành sứ mạng bảo quốc
an dân.
Khi Cao Miên có nội chiến, Ông được cử theo đại quân sang đóng tại
thành La Bích. Với thanh thế quân ta, với uy tín của Ông, chẳng mấy ngày
Ông bình định xong cuộc nổi loạn ở Cao Miên và lãnh trọng trách bảo hộ.
Những thành tích tốt đẹp của ông, khiến vua Gia Long tin tưởng, mến
chuộng Ông thêm, triệu Ông về lo cho dân nước. Để tăng uy tín và thanh
danh Ông, hầu phục vụ dân nước được đắc lực hơn, nhà vua phong Ông
làm Thống chế. Ở vào địa vị cao tột, Ông càng nỗ lực phục vụ nhân dân,
nên càng được quần chúng kính mộ.
Tại trấn Vĩnh Thanh (Vĩnh Long), Ông phụ lực với Trấn thủ Nguyễn
Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), đào kinh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc với Hà